Tin tức

​Phụ nữ S’tiêng gìn giữ nét đẹp nghề dệt thổ cẩm

Thứ sáu, 06/09/2024 - 05:44

Dệt thổ cẩm là nét đẹp văn hoá tiêu biểu của người đồng bào dân tộc S’tiêng ở Bình Phước từ bao đời nay. Để nghề dệt thổ cẩm được duy trì và phát triển, cộng đồng đồng bào dân tộc S’tiêng, đã truyền dạy cho các thế hệ sau.


 

Hiện nay, dệt thổ cẩm không chỉ là nét văn hoá độc đáo mà đã trở thành một nghề giúp phụ nữ đồng bào dân tộc S’tiêng ở Bình Phước có thêm thu nhập.

          Ngày xưa, những cô gái S’tiêng đã làm quen với dệt thổ cẩm từ khi còn nhỏ. Dệt thổ cẩm là cách để đồng bào S’tiêng tạo ra trang phục phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của bản thân và gia đình. 

  Thôn Đắk Khâu và Đắk Son 2, xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập có nhiều phụ nữ dệt thổ cẩm. Từ ngày Tổ dệt thổ cẩm của thôn được thành lập, phụ nữ nơi đây thường quây quần bên các khung dệt. Người già chỉ dạy, chia sẻ kinh nghiệm cho lớp trẻ để tay nghề ngày càng được nâng lên. 
 
Không có một lớp đào tạo nghề bài bản, nhưng qua bao nhiêu năm dệt thổ cẩm vẫn được lưu truyền từ đời này sang đời đời khác và ngày một phát triển hơn, tạo thành nét đẹp truyền thống trong cộng đồng đồng bào dân tộc S’tiêng.

        Với những bàn tay khéo léo, chị em phụ nữ S'tiêng ở thôn Đắk Khâu và Đắk Son 2, xã Phú Văn không chỉ dệt nên các sản phẩm truyền thống mà còn tạo ra các trang phục hiện đại trên nền vải thổ cẩm phù hợp với xu hướng thời trang mới rất ấn tượng và gần gũi với người dân nhiều hơn./.
 
PHÒNG THỜI SỰ

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Lâm Đồng tỷ lệ giải ngân chỉ mới đạt gần 28% kế hoạch vốn đầu tư công

lamdongtv.vn - Dù triển khai đồng bộ các giải pháp, phân khai các nguồn vốn ngay từ đầu năm, đồng thời đôn đốc tiến độ, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh thi công các công trình dự án, song 9 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công toàn tỉnh vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng. 03 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp dưới 30% gồm: Đạ Huoai 28,7%; Bảo Lộc 24,9% và Đạ Tẻh 18,7%

TT OK Quảng cáo trang nội dung, cột giữa