Tin tức

Lâm Đồng: Lưu giữ các nghề truyền thống trong vùng đồng bào dân tộc

Thứ năm, 05/09/2024 - 07:04

Lamdongtv.vn - Ngày nay, việc sử dụng các sản phẩm được làm ra từ các ngành nghề truyền thống, như đan lát, dệt thổ cẩm, làm gốm … trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số không còn phổ biến như trước kia vì thế việc gìn giữ và trao truyền các nghề truyền thống cho con cháu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng để giữ lại bản sắc riêng.

 Ghi nhận sau của phóng viên thời sự .



Những bàn tay còn vụng về trong cách nhồi đất, tạo hình cho từng sản phẩm của 25 chị em phụ nữ từ 16 – 35 tuổi người Churu ở thôn Krăng Gọ - xã Pró khi tham gia lớp truyền dạy nghề gốm do Ngành Văn hóa- thể thao; du lịch Lâm Đồng phối hợp với Huyện Đơn Dương tổ chức nhưng chỉ sau 2 tháng, các chị đã được 4 nghệ nhân cao tuổi trong buôn làng truyền dạy bài bản từng quy trình, công đoạn tạo tác nên sản phẩm gốm mộc truyền thống.



Từ khâu chọn đất, giã đất, phơi, nhào nước, kỹ thuật nặn gốm, tạo tác hình gốm, tạo các sản phẩm, vật dụng với các hình dạng, kích thước, tạo hoa văn, cách nung, tạo màu sắc mộc. Giờ đây, họ đã nhuần nhuyễn trong từng thao tác để tự tin cho ra đời sản phẩm hoàn thiện. Lớp truyền dạy nghề gốm đã từng bước làm sống dậy một làng nghề, mở cơ hội để nghề làm gốm thủ công truyền thống ở xã Pró – Huyện Đơn Dương có điều kiện phát triển; giáo dục thế hệ trẻ nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy nghề làm gốm thủ công của dân tộc mình bởi nghề gốm truyền thống là vốn quý của dân tộc Churu, làm nên nét văn hóa đặc sắc của dân tộc bản địa.
 
Tự tay làm ra những sản phẩm được học từ đất sét, tôi cảm thấy rất thích và sẽ học thật tốt để có thể làm ra nhiều sản phẩm không chỉ giữ lại cái nghề của ông bà xưa mà còn làm để cho thu nhập , nâng cao đời sống kinh tế cho gia đình

Có sao tôi chỉ dạy lại hết cho thế hệ sau, mong các con, các cháu vẫn giữ lại cái nghề của đồng bào dân tộc mình Còn đối với người K’Ho thì họ sớm biết tự dệt vải, sáng tạo nên trang phục của dân tộc mình . Người phụ nữ có khi phải mất cả tháng trời ngồi bên khung dệt, vừa canh chỉ, tạo hình, sáng tạo nên những họa tiết, hoa văn cách điệu, mô phỏng thế giới nhân sinh sống động. Để tạo hoa văn độc đáo, người dệt đã gửi gắm cả tâm huyết, thể hiện khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng, hình ảnh họa tiết như được vẽ sẵn trong đầu, đều đặn phô diễn trên tấm dệt.  Việc thế hệ sau được trao truyền để giữ lại nghề dệt thổ cẩm truyền thống từ ông bà, cha mẹ vẫn luôn được người K’Ho gìn giữ .
 
Tôi theo mẹ học từ nhỏ, ban đầu cũng khó lắm nhưng ngày nào cũng học trở nên quen thuộc và tôi muốn con cháu phải gìn giữ trang phục truyền thống như nét đẹp văn hóa của dân tộc mình

 

Trước nguy cơ các nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số bị mai một, những năm qua, ngành Văn hóa – thể thao – du lịch tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn hay mở các lớp dạy nghề cho con cháu là người đồng bào dân tộc để gìn giữ và phát triển các nghề truyền thống. Nghề dệt thổ cẩm của người K’Ho ở thôn B’Nớ C – huyện Lạc Dương , xã Hiệp An - Đức Trọng, thôn Đam Pao - xã Đạ Đờn - huyện Lâm Hà và nghề làm gốm ở xã Pró huyện Đơn Dương .

Các làng nghề này được khôi phục , truyền dạy cho thế hệ con cháu từ đó giúp đồng bào K’Ho và Chu Ru ngày càng ý thức hơn về giá trị văn hóa, tự hào về vẻ đẹp độc đáo, thêm yêu quý, trân trọng, gìn giữ nét riêng của dân tộc mình.  Quan tâm đến những nghề truyền thống, tạo điều kiện cho các nghệ nhân đã lưu giữ và trao truyền cho thrế hệ con cháu ….

Nằm trong chiến lược phát triển các chương trình “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” , ngành văn hóa thể thao – du lịch tỉnh đã và đang trên bước đường hiện thực hóa các giá trị văn hóa cốt lõi để lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống và không để mai một bằng hàng loạt chuỗi hoạt động cũng như dự án trong vùng đồng bào ./.
 
Bich Thảo

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Lâm Đồng tỷ lệ giải ngân chỉ mới đạt gần 28% kế hoạch vốn đầu tư công

lamdongtv.vn - Dù triển khai đồng bộ các giải pháp, phân khai các nguồn vốn ngay từ đầu năm, đồng thời đôn đốc tiến độ, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh thi công các công trình dự án, song 9 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công toàn tỉnh vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng. 03 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp dưới 30% gồm: Đạ Huoai 28,7%; Bảo Lộc 24,9% và Đạ Tẻh 18,7%

TT OK Quảng cáo trang nội dung, cột giữa