Lamdongtv.vn - Theo các chuyên gia du lịch cho biết, mô hình du lịch chi phí thấp là một trong những yếu tố khiến Đà Lạt đông khách. Đà Lạt hiện chủ yếu thu hút khách nội địa, đặc biệt là giới trẻ và các nhóm khách có xu hướng du lịch tiết kiệm như ở homestay hoặc khách sạn bình dân, ăn uống tại các quán ăn vỉa hè, thay vì sử dụng các dịch vụ cao cấp.
Theo đánh giá của các chuyên gia du lịch, Đà Lạt nằm trong số các địa phương đón khách nhiều nhất cả nước nhưng doanh thu thấp do khách chọn các dịch vụ tiết kiệm, lưu trú ngắn ngày

Theo thống kê của Cục Du lịch Quốc gia, trong 9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, du lịch Đà Lạt, điểm đến khách Việt tìm kiếm nhiều nhất mùa Tết theo khảo sát của một số nền tảng đặt phòng trước Tết, đã đón 380.000 lượt khách, doanh thu 750 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia du lịch cho biết, mô hình du lịch chi phí thấp là một trong những yếu tố khiến Đà Lạt đông khách. Đà Lạt hiện chủ yếu thu hút khách nội địa, đặc biệt là giới trẻ và các nhóm khách có xu hướng du lịch tiết kiệm như ở homestay hoặc khách sạn bình dân, ăn uống tại các quán ăn vỉa hè, thay vì sử dụng các dịch vụ cao cấp. Thời gian lưu trú ngắn, thường 1-2 đêm, trong khi du khách đến các tỉnh thành khác thường nghỉ 3-4 đêm.
Bình quân một khách chi tiêu ở Đà Lạt khoảng hai triệu đồng mỗi ngày trong khi các địa phương khác lại gấp đôi. Vì vậy, lượng khách đến Đà Lạt dịp Tết vượt xa Khánh Hòa với 250.000 lượt, tuy nhiên doanh thu chỉ tương đương 60% của Khánh Hòa (1.300 tỷ). Đà Lạt hiện hút khách vào dịp cuối tuần, lễ Tết, dẫn đến tình trạng quá tải cục bộ nhưng lại không tạo ra nguồn thu ổn định.
Do dễ tiếp cận, nhiều du khách có xu hướng quay lại Đà Lạt nhiều lần nhưng không chi tiêu nhiều cho mỗi chuyến đi. Theo các chuyên gia, để tăng doanh thu, Đà Lạt cần tạo ra nhiều các sản phẩm du lịch độc đáo, trải nghiệm đẳng cấp để hướng đến tệp khách nhà giàu, ở lâu, tiêu nhiều hơn.
Hữu Phúc