Tin tức

Toạ đàm xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành đô thị di sản

Thứ ba, 24/12/2019 - 06:03

(Lamdongtv.vn) - Nằm trong chuỗi hoạt động Festival Hoa 2019, tại Trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Toạ đàm hướng đến xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành đô thị di sản

Ông Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan, các đại biểu là thành viên Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Hội Kiến trúc sư TPHCM và Hội Kiến trúc sư Lâm Đồng đã tham gia toạ đàm.
      Tại buổi toạ đàm các đại biểu là các nhà quản lý, các nhà chuyên môn về kiến trúc, quy hoạch đô thị đã tham gia các tham luận xung quanh vấn đề làm thế nào để bảo tồn, phát huy và xây dựng Đà Lạt thành đô thị di sản, thông qua các chuyên đề như: “ Những tiềm năng, lợi thế của Đà Lạt để xây dựng đô thị di sản”; “ Di sản văn hoá, con người Đà Lạt trong xu thế phát triển đô thị”; “ Phát triển đô thị Đà Lạt trong bối cảnh đô thị hoá gắn với bảo tồn”; “ Phát huy giá trị di sản kiến trúc Đà Lạt qua các thời kỳ”. Thông qua các chuyên đề này, các đại biểu muốn hướng tới cái nhìn chung là bảo vệ, bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc và con người Đà Lạt trước sự bào mòn của thời gian, của quá trình đô thị hoá. Một số chuyên gia đã chỉ ra những hạn chế mà hiện nay trong quá trình phát triển Đà Lạt đang gặp phải đó là: các kiến trúc xây dựng mới chưa phù hợp với một thành phố đã có mô tuýp kiến trúc di sản trước đó, cần phải phát huy tính bản địa trong quá trình kiến trúc, quy hoạch các công trình mới  quy hoạch hiện nay đã làm mai một nét đặc trưng vốn có của Đà Lạt là thành phố trong rừng; những di sản văn hoá của người Đà Lạt xưa cũng chưa được chú trọng phát huy đúng mực... 
Kiến trúc sư Lê Quang Ninh - Hội kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh : Chúng ta đang thiếu tính bản địa, bản địa ở đây là gì là các giá trị văn hóa của dân tộc bản địa và phát huy các gia trị kiến trúc Việt văn hóa Việt văn hóa bản địa song song vối những kiến trúc mà người Pháp xây nên. Ví dụ chúng  phải xây dựng các không gian văn hóa của dân tộc bản địa Tây Nguyên song song với kiến trúc, cái này khó nhưng phải nhìn vào đó để vừa bảo tồn và vừa phát triển 
Đa số các đại biều, các nhà hoạch định cũng đã nhìn nhận rõ về tốc độ đô thị hóa nhanh chóng ở Đà Lạt đã ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan, kiến trúc, nên các nhà hoạch định và cả nhân dân thành phố cần cùng nhìn về một hướng là cùng tôn trọng các giá trị di sản văn hóa, kiến trúc và con người Đà Lạt và có những mục tiêu rõ ràng trong quy hoạch, phát triển thành phố để Đà Lạt vẫn mang những nét riêng biệt, độc đáo.

Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam : Đà Lạt có khí hậu không đâu có, có con người hiển hòa, nhưng du khách đền Đà Lạt ngày càng đông, người Đà Lạt ngày càng đông thì buộc chúng ta phải mở rộng. nên muốn giữ đà lạt thì phải có quy hoạch cụ thể, rõ ràng và đảm bảo cho sự bảo tồn của thiên nhiên, con người 
   Mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển là câu chuyện chung của nhiều thành phố trên cả nước, nhất là các thành phố được hình thành hàng thế kỷ …và Đà Lạt cũng không nằm ngoài câu chuyện ấy. Những tồn tại, thách thức luôn được đặt ra ở ngay hiện tại và sự chuyển mình từng ngày của thành phố đòi hỏi các nhà quản lý nhìn nhận đúng thực tế và phát huy tinh thần kiến tạo dựa trên nền tảng vốn có… 

Ông Võ Ngọc Trình - Phó chủ tịch UBND Thành phố Đà Lạt : Cái khó hiện nay là cái quy hoạch có những nơi người dân vẫn chưa tuân thủ, rừng cũng bị xâm hại, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng quy hoạch rừng để giữ hình ảnh thành phố trong rừng và xây dựng trục đường di sản

   Đà Lạt là thành phố được ngợi ca trong văn chương, trong âm nhạc bởi nét đẹp trầm mặc, mộng mơ với đồi núi trập trùng, bởi những kiến trúc cổ độc đáo, nhiều năm trở lại đây Đà Lạt cũng thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, đây là niềm vui nhưng cũng là vấn đề đáng suy ngẫm đối với bài toán bảo tồn và xây dựng đô thị di sản. 
Ông Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng: Chúng ta vừa đón 7 triệu lượt khách, năm 2020 dự định là 10 triệu lượt, đã đến lúc Tp Đà Lạt và các ngành xem lại có nên như thế không khi hạ tầng chúng ta chỉ có chừng đó, con số này nói lên điều gì, ta phải suy ngẫm để có bài toán của bảo tồn 

   Đây là ý kiến đóng góp và cũng là những trăn trở của Chủ tịch UBND Đoàn Văn Việt cũng đã ghi nhận những đóng góp quý báu của các nhà chuyên môn trên cả nước trong việc bảo tồn các di sản của thành phố Đà Lạt và xem đây là cơ sở để các ngành, các cấp và thành phố Đà Lạt xem xét xây dựng kế hoạch lộ trình để xây dựng thành phố Đà Lạt thành đô thị di sản, trong đó lấy di sản kiến trúc, con người làm nền tảng chính./. 
Thùy Dương

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa