Tin tức

Dự báo nông vụ

Thứ ba, 04/01/2022 - 09:54

(Lamdongtv.vn) - Những năm gần đây, do thị trường tiêu thụ khả quan, nên cây sầu riêng được trồng khá phổ biến tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Hiện, phần lớn diện tích sầu riêng ở Lâm Đồng được xen canh trong vườn cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là cây café

Thời điểm này, sầu riêng Lâm Đồng niên vụ 2021 đã thu hoạch xong, bà con nông dân đang tạp trung chăm sóc; một số diện tích đang bước vào giai đoạn ra hoa, đậu quả. Bởi vậy, ND cầu có giải pháp đầu tư, chăm sóc cây sầu riêng khoa học.
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI
Tỉnh Lâm Đồng có trên 13.000ha sầu riêng. Trong đó, hơn nửa diện tích đang trong thời kỳ kinh doanh, với năng suất đạt từ vài chục đến trên 100 trái/cây, mỗi trái có trọng lượng từ 2 đến trên 3 kg. Những năm gần đây, cây sầu riêng mang lại nguồn thu chủ lực cho nhiều nông hộ, nên việc đầu tư, chăm sóc loại cây ăn trái dài ngày nói trên cũng ngày càng khoa học. Đặc biệt là với những diện tích sầu riêng được trồng xen trong vườn café, việc quy hoạch vườn trồng và áp dụng quy trình chăm sóc theo hướng công nghệ cao đã được nông dân (ND) chú trọng hơn trước. Đó là điều kiện thuận lợi để cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển.
Tuy nhiên, giai đoạn sau thu hoạch, nhiều vườn sầu riêng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bị suy kiệt. Do chịu những ảnh hưởng từ việc bị cắt nước để làm bông, nhiễm các hóa chất kích thích sinh trưởng, ngộ độc phân vô cơ, phải mang quá nhiều trái so với năng lực nuôi dưỡng, nên nhiều diện tích sầu riêng bị vàng lá, sâu bệnh gây hại. Ngoài ra, tại một số nông hộ, quy trình chăm sóc của ND chưa khoa học cũng góp phần làm cho cây sầu riêng bị suy kiệt. Chỉ tính trong tuần qua, gần 1.600 ha sầu riêng bị chảy gôm (với tỷ lệ hại từ 16 đến gần 47%) 
Thời điểm này, cây sầu riêng hoàn toàn cạn kiệt nguồn dinh dưỡng. Do đó, nhà vườn cần bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân hữu cơ, nhằm tăng độ tơi xốp cho đất. Giai đoạn này, nước là yếu tố quan trọng, nó quyết định khả năng phục hồi của cây sầu riêng sau thu hoạch. Việc đảm bảo nguồn nước còn giúp cây hấp thụ tốt hơn dưỡng chất. Từ đó, cây sẽ phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, bà con ND vẫn phải đảm bảo vườn sầu riêng đủ thông thoáng để thoát nước tốt, tránh ngập úng. Song song đó, triển  khai các giải pháp để chăm sóc bộ rễ, xử lý các loại nấm bệnh gây hại; cắt tỉa những cành khô, cành bệnh, cành tăm ốm yếu… Những diện tích đã ra hoa, bà con cần tăng cường thăm vườn để kịp thời phát hiện các loại sâu bệnh hại để có giải pháp xử lý hiệu quả…
Thực hiện: Anh Vũ

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa