Tin tức

Các giải pháp nâng cao và phát triển bền vững ngành Cà phê Tây Nguyên

Thứ tư, 12/01/2022 - 13:22

Đối với tỉnh Gia Lai đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra, trong đó phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

Là thủ phủ cà phê Việt Nam nhưng hiện tại giá trị kinh tế của ngành hàng này mang lại cho Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng vẫn còn thấp. Nguyên nhân chính là phần lớn sản lượng cà phê ở Tây Nguyên được sản xuất trên quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết, nên quy trình canh tác cũng khác nhau dẫn đến chất lượng cà phê không cao và không đồng đều. Khắc phục những tồn tại này, hiện nay Bộ NN & PTNT đang cùng với các tỉnh Tây Nguyên triển khai một số giải pháp tổ chức sản xuất lại vùng nguyên liệu để nâng cao và phát triển bền vững ngành Cà phê Tây Nguyên.
 
Công ty TNHH Vĩnh Hiệp của tỉnh Gia Lai là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đứng thứ hai của Việt Nam, đồng thời là đơn vị tiên phong trong việc sản xuất cà phê sạch, cà phê hữu cơ. Hiện nay khoảng 50% sản lượng cà phê của doanh nghiệp được xuất trực tiếp sang thị trường EU theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
 

 
Ông Thái Như Hiệp - Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Hiện nay 95% sản phẩm cà phê của chúng ta là xuất khẩu thô, về xuất khẩu chế biến sâu còn thấp. Vậy để làm tốt vai trò của DN, HTX và tổ nông dân liên kết thì càng cần phải liên kết nhau ở trên sự minh bạch, trung thực, tuân thủ theo các quy chuẩn của công ty và Bộ đã đề ra. Vĩnh Hiệp đến 2050 sẽ làm tốt vai trò cà phê sạch, cà phê có trách nhiệm, cà phê cân bằng và có sự tử tế của người nông dân.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp & PTNT, chiến lược sản xuất kinh doanh mà Công ty TNHH Vĩnh Hiệp đang theo đuổi là chìa khóa của sự thành công, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của ngành cà phê trên thế giới, song chỉ mới dừng ở góc độ của doanh nghiệp. Vì vậy, mô hình này cần được nhân rộng và cần có sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong vùng Tây Nguyên. Vậy, làm thế nào để cà phê Tây Nguyên vươn ra thế giới là vấn đề mà Bộ NN & PTNT đang đặc biệt quan tâm.
 

 
Đồng chí Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT: Đã đến lúc chúng ta phải nghĩ khác đi, phải kích hoạt cả chuỗi ngành hàng cà phê và có sự liên kết giữa các tỉnh Tây Nguyên. Chúng ta kết hợp giữa đặc điểm của từng địa phương nằm trong sự liên kết vùng Tây Nguyên trong ngành hàng để tạo ra quy mô lớn hơn, tạo ra thương hiệu mạnh hơn. Chúng ta muốn đi xa thì chúng ta cùng nhau mà đi

Cùng với tăng cường liên kết vùng, theo Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Minh Hoan, cà phê Tây Nguyên muốn vươn ra thị trường thế giới, điều quan trọng đối với các địa phương, các doanh nghiệp là cần tư duy lại từ khâu sản xuất, thu hoạch đến chế biến cà phê và  thay đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
Đồng chí Lê Minh Hoan
 

 
Bộ trưởng Bộ NN & PTNT: Sắp tới chúng tôi sẽ xây dựng Đề án riêng về xuất khẩu nông sản sang EU. Chúng ta muốn vươn ra thế giới một cách bền vững thì chúng ta cũng tư duy lại từ trồng cho đến sản xuất phù hợp với những yêu cầu về biến đổi khí hậu, yêu cầu tiêu dùng xanh, không chỉ dừng lại ở hạt cà phê ngon mà còn cả về truy xuất nguồn gốc của cà phê được trồng, sản xuất như thế nào, có ảnh hưởng đến môi trường, biến đổi khí hậu hay không?

Để phát triển bền vững ngành hàng cà phê Tây Nguyên, Bộ NN-PTNT cho biết sẽ chọn tỉnh Gia Lai để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng logistic cho ngành cà phê nhằm tạo ra giá trị cà phê cao hơn, có nhiều sản phẩm tinh chế hơn; tạo ra chuỗi ngành hàng để tăng giá trị cho hạt cà phê và tăng thu nhập cho người sản xuất cà phê.  
 

Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa OK TT