(Lamdongtv.vn) - Thời điểm này, phần lớn diện tích cà phê Lâm Đồng đang trong giai đoạn phân hóa mầm hoa. Đây là thời điểm cây cà phê cần bổ sung một lượng dưỡng chất phù hợp.Kèm theo đó, các giải pháp quản lý sâu bệnh hại trong vườn khoa học, nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất để cây sinh trưởng và phát triển, ra hoa đồng loạt trong những tháng tới.
Để làm được như thế , bên cạnh kinh nghiệm thực tiễn, nông dân cũng cần tham khảo và áp dụng quy trình chăm sóc cây cà phê khoa học đang được ngành chức năng khuyến cáo
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI
Niên vụ 2022-2023, tỉnh Lâm Đồng có gần 173.000 ha café. Nhiều tháng gần đây, giá café tiếp tục tăng cao (trên 40.000 đồng/kg café vối nhân xô) đã khuyến khích ND đầu tư, chăm sóc cây trồng. Theo đó, bên cạnh việc tái canh gần 5.500 ha café (đưa tổng diện tích café được tái canh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ năm 2013 đến nay là gần 39.000 ha), bà con nông dân Lâm Đồng còn tăng cường phát triển café theo hướng hữu cơ, trồng café theo quy trình canh tác tiên tiến (như: VietGAP, 4C, UTZ v.v.). Hiện, toàn tỉnh có hơn 74.000ha cà phê đạt chứng nhận 4C, UTZ v.v. Song song só, bà con ND còn xen canh nhiều loại cây trồng trong vườn để có thêm thu nhập. Với hướng đầu tư xanh canh như thế, hiệu quả kinh tế mang lại cho nhà nông tăng ít nhất gấp 2 lần so với mô hình trồng thuần…
Hiện, nhiều diện tích café đang trong giai đoạn phân hóa mầm hoa. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nên thời điểm này, một số diện tích café trong tỉnh bị suy kiệt, vàng lá; sâu bệnh gây hại tương đối phổ biến. Chỉ tính trong tuần qua, khoảng 8.000 ha café bị bọ xít muỗi, khô cành, rỉ sắt. Bên cạnh đó, nhiều vườn café còn bị mọt đục cành, nấm hồng,… Đây là những đối tượng gây hại phổ biến trên cây café trong, nhưng để quản lý hiệu quả thì cần phải có giải pháp thực sự khoa học.
Thời điểm này, bà con cần tập trung tỉa cành, cắt bỏ các cành vòi voi, cành vô hiệu, cành tăm, cành đâm vào thân, cành bị sâu bệnh, cành khô… Tùy vào thực trạng của mỗi vườn café mà nhà nông xác định đúng thời điểm tưới nước cho vườn cà phê. Đây là nền tảng có ý nghĩa quyết định đến tỷ lệ hoa nở, năng suất cũng như thời vụ thu hoạch sau này. Song song đó, bà con nên tập trung quản lý sâu bệnh hại trong vườn và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Ưu tiên sử dụng phân vi sinh hoặc phân hữu cơ, phân chuồng đã ủ hoai bằng nấm đối kháng Trichoderma để giúp đất tơi xốp, gia tăng các hệ vi sinh vật có lợi, hạn chế tuyến trùng và những nấm bệnh gây hại có trong đất…
Thực hiện: Anh Vũ