(Lamdongtv.vn) - Tình trạng khoai mì (sắn) nhiễm bệnh khảm lá đang diễn ra tại nhiều nông hộ trong tỉnh. Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá
NHÀ NÔNG QUAN TÂM
Tình trạng khoai mì (sắn) nhiễm bệnh khảm lá đang diễn ra tại nhiều nông hộ trong tỉnh. Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá. Mức độ hại nhẹ là không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm. Hom giống lấy từ cây sắn bị bệnh khi mọc mầm sẽ biểu hiện bệnh ngay và không cho thu hoạch; khi cây sắn còn non bị nhiễm virus cũng không cho thu hoạch; cây sắn đã lớn mới nhiễm virus vẫn biểu hiện bệnh nhưng nhẹ hơn, làm năng suất, chất lượng giảm. Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây sắn, từ 2 tháng tuổi trở đi cho thấy virus lây nhiễm từ khi cây sắn còn non.
GIẢI PHÁP CẦN TRIỂN KHAI
Đối với cây sắn bị bệnh khảm lá, bà con cần chọn giống kháng bệnh, không trồng các giống nhiễm bệnh nặng (giống HLS11, KM419), dọn sạch cỏ dại, cây ký chủ của bọ phấn, sử dụng bẫy dính màu vàng nhằm thu hút tiêu diệt bọ phấn trắng. Ngoài ra thường xuyên phòng trừ bọ phấn bằng thuốc có hoạt chất Dinotefuran, Pymetrozine,…