Tin tức

Dự báo nông vụ: Chăm sóc cây hồ tiêu

Thứ sáu, 16/09/2022 - 08:02

(Lamdongtv.vn) - Hồ tiêu hiện là một trong những loại cây trồng được thâm canh phổ biến tại nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có tỉnh Lâm Đồng. Do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do ảnh hưởng của hình thái thời tiết nắng mưa xen kẽ, nhiều diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bị nấm bệnh gây hại

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI
Tây Nguyên là khu vực trồng hồ tiêu chủ lực của cả nước, với diện tích khoảng 100.000 ha. Riêng tại tỉnh Lâm Đồng, diện tích hồ tiêu hiện nay là khoảng 2.000 ha, được canh tác theo 2 hình thức: trồng thuần hoặc trồng xen trong vườn cây CN dài ngày, chủ yếu là cây café. Để nâng cao chất lượng hồ tiêu, nhiều giải pháp canh tác tiên tiến như thâm canh hồ tiêu theo hướng hữu cơ đã được nhiều nông hộ tăng cường, vừa tạo độ bền cho đất, cho cây, vừa nâng cao chất lượng hồ tiêu cung ứng cho thị trường. 
Tuy nhiên, do quy trình SX ở một số nông hộ chưa khoa học; cộng với đó là thời tiết có nhiều thay đổi: mưa nhiều, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm có sự chênh lệch lớn… đã tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh gây hại cây hồ tiêu. Tuần qua, hàng chục hectars tiêu ở LĐ bị Tuyến trùng, chết chậm, khảm lá, thán thư, thối gốc v.v. Địa bàn gây hại chủ yếu là 2 huyện: Đam Rông và Đức Trọng. 
Kinh nghiệm cho thấy, cây tiêu thường bị thối gốc, chết dây từ 3 năm tuổi trở lên. Khi thấy trong vườn có khoảng 5 đến 7 % cây chết thì đa phần cây trong vườn đã bị nấm gây hại. 
Để quản lý đối tượng này hiệu quả, bà con cần canh tác hồ tiêu với mật độ  vừa phải, không nên trồng dày, xén tỉa phần cành nằm sát mặt đất khoảng từ 20 đến 30 phân. Trong quá trình chăm sóc, bà con cần hạn chế gây vết xước, vết thương cho rễ, thân… Tuyệt đối không để đọng nước trong vườn. Nếu khu vực canh tác có nền đất thấp, bà con phải lên mô để trồng. Trung bình cứ hai hàng tiêu có một mương nước, mương vừa giúp thoát nước vừa hạn chế tuyến trùng và mầm bệnh lây lan. Nếu có cây bệnh trong vườn, cần mang cây bị đi tiêu hủy đúng nơi. Vườn tiêu khi đã bị bệnh không nên trồng lại ngay, cần tiến hành xử lý mầm bệnh kỹ càng, chuẩn bị tốt những điều kiện liên quan mới trồng lại… 
Thực hiện: Anh Vũ

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa