(Lamdongtv.vn) - Hình thức trồng xen canh các loại cây trong sản xuất nông nghiệp không phải là mới, xong xen canh các loại cây trồng họ dây leo với nhau thí ít nơi nào phổ biến
Nhưng tại huyện Đức Trọng bà con nông dân đã áp dụng hình thức xen canh này dựa trên kinh nghiệm trồng các loại cây, trái dân dã như: bầu, mướp ngọt, mướp đắng và các loại cây họ đậu để tận dụng thời gian, đất canh tác và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với 4 sào mướp đắng đang kỳ hái rộ, với giá 9 nghìn đồng 1 kg, khoảng 4 ngày gia đình Anh Hồ Văn Kỳ ở tổ 20 thị Trấn Liên Nghĩa có thể thu được hơn 6 triệu đồng. Anh Kỳ cho biết sau 2 tháng nữa khi vườn mướp đắng thu hoạch xong, thì gia đình lại có thể thu tiếp vụ đậu ngự trồng xen. Với kiểu trồng xen canh mướp đắng và đậu ngự gia đình anh vừa tiết kiệm được thời gian sinh trưởng của cây, vừ tiết kiệm được nước tưới và phân bón.
Anh Hồ Văn Kỳ - Tổ 20, TT. Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng : Cây mướp đắng thì 45 ngày là cho thu hoạch, còn cây đậu ngự thì 6 tháng, nên mình trồng cùng lúc 2 loại, khi thu khổ qua xong nó rụi đi là lúc đậu ngự kín giàn, ở đây nhiều người làm vận nhưng phải biết quy luật sinh trưởng của cây theo từng mùa, cây nào thích nghị mùa nào.
Thay vì trồng mướp đắng Anh Mai Văn Tuấn ở tổ 35 thị trấn Liên Nghĩa lại chọn trồng xen mướp ngọt và đậu leo, anh cho biết ở đây nhà này học hỏi nhà kia, cứ thế trao đổi kinh nghiệm rồi mày mò làm. Việc canh tác này vừa có lợi trong việc ít tốn công lao động, cày xới đất vừa tốn ít chi phí trong đầu tư. Để canh tác 1 sào các loại cây họ dây leo, nông dân sẽ mất khoảng 15 triệu đồng cho chi phí đóng cọc, giăng giàn nhưng sử dụng được rất nhiều năm. Hầu như các khu giàn luôn phủ màu xanh quanh năm và nông dân không phải nghỉ canh tác giữa các vụ.
Anh Hồ Văn Kỳ - Tổ 20, TT. Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng : Trồng cái này chi phí thấp mà mình đỡ công học nhau mà làm chứ cũng không cần kỹ thuật gì cao
Canh tác cây họ dây leo là chủ yếu, song cũng có gia đình lại chọn xen canh các loại cây khác dưới tán cây dây leo như ớt, hành lá… Với vụ đông xuân, cây dây leo được rất nhiều nông dân trồng đón vụ là cây đậu ngự. Theo giải thích của các hộ nông dân, cây đậu ngự chịu hạn tốt, ít sâu bệnh nên được chọn trồng khi kết thúc vụ của năm do không phải chăm sóc nên nông dân có thời gian nghỉ ngơi sau khi đã thu hái các loại cây xem canh chung.
Chị Âu Thị Hoa - xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng : Nhà nào cũng trồng đậu ngự bây giờ khi xen canh. Xong cuối năm nếu khô qua mới ra tưới 1 ít rồi nghỉ. Qua năm lại trồng các cây leo xen canh, không khi nào giàn nghỉ cả
Ở huyện Đức Trọng việc canh tác rau, hoa khá phổ biến, nhưng bên cạnh những vùng rau hoa rộng lớn với những giống rau hoa năng suất cao, mới, lạ thì cũng có những vùng nông dân chọn chuyên canh các loại cây, trái dân giã có mặt phổ biến trong mâm cơm hàng ngày của người Việt như: mướp đắng, bầu, mướp ngọt, bí đao… Những vùng chuyên canh này chiếm một diện tích khiêm tốn nhưng vì chính vì thế nông dân có đầu ra ổn định trong thị trường tiêu thụ nội tỉnh. Trăm hay không bằng tay quen, vì vậy hơn chục năm qua những vùng trồng cây họ dây leo như thế này tiếp tục tồn tại và phát triển theo cách riêng của nó và cách trồng xem canh độc đáo này cũng là một “bí kíp” của nông dân nơi đây ./.
Thùy Dương