(Lamdongtv.vn) - Năm 2022 là một năm có nhiều thách thức đối với đời sống kinh tế xã hội nói chung và đối với ngành nông nghiệp Lâm Đồng nói riêng do chịu nhiều ảnh hưởng của diễn biến thị trường, giá nguyên vật liệu tăng cao
Nhưng ngành nông Lâm Đồng có các giải pháp thúc đẩy phát triển và lưu thông tiêu thụ nông sản. Từ đó, sản xuất nông nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng khá, đặc biệt là có những điểm sáng, mới, đáng ghi nhận trong bức tranh chung của ngành nông nghiệp địa phương.
Đây là giống dâu tây Bạch Tuyết được nhập khẩu giống từ Nhật Bản để về sản xuất tại Đà Lạt. Cây dâu Bạch Tuyết khá phù hợp với điều kiện sản xuất địa phương: trái to, đều, ngọt và đặc biệt là được nhiều người dân, du khách ưa chuộng. Còn đây là giống dâu tây PS 8.10 do Trung tâm khoai tây ra và Hoa Đà Lạt phối hợp với Trung tâm nông nghiệp Copia Hàn Quốc tại Việt Nam lai tạo thành công với độ ngọt cao, trái đẹp, cũng đang được thị trường ưa chuộng.
Bên cạnh việc đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới, vào sản xuất thì nông nghiệp Lâm Đồng cũng ứng dụng công nghệ thông mình vào trong sản xuất, kinh doanh để phù hợp với tình hình mới, đặc biệt là trong đại dịch covid 19. Hiện nay Lâm Đồng đã đưa hơn 800 nông sản được đưa lên các sàn thương mại điện tử với đầy đủ thông tin về nguồn gốc sản phẩm và được tiêu thụ ổn định bằng nhiều hình thức liên kết mới, hiện đại. Các nông hộ được hỗ trợ, tập huấn cách thức tạo tài khoản và đăng nhập trên nền tảng sàn thương mại điện tử. Từ đó đưa nông sản Lâm Đồng tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Một trong những điểm mới nổi bật của Nông nghiệp Lâm Đồng trong năm 2022 là trái sầu riêng của địa phương lần đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Việc xuất khẩu sầu riêng chính ngạch để mở ra một thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán cao hơn trước đây. Thương hiệu sầu riêng Lâm Đồng được khẳng định và lan tỏa, tạo điều kiện để nông dân yên tâm canh tác với các vùng chuyên canh chất lượng cao
Năm 2022, giá trị sản xuất bình quân nông nghiệp Lâm Đồng đạt 206 triệu đồng/ha/năm, tăng 2,4% so với năm 2021; Tăng trưởng GRDP toàn ngành đạt hơn 5% so với năm 2021. Năm 2023, ngành phán đấu đạt mức tăng trưởng lên trên 5%, mở rộng và phát triển sản xuất trên diện tích khoảng 339.000 ha đất canh tác. Để đạt được mục tiêu trên, ngành nông nghiệp địa phương có những kế hoạch cụ thể như: đẩy mạnh cơ giới hoa, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, từng bước phát triển nông nghiệp tuần hoàn, chuyển đổi sản xuất hiệu quả, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường. Đồng thời tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP, phát triển ngành nghề nông thôn sâu rộng và không ngừng đem lại những đổi thay đáng kề trong đời sống người dân nông thôn.
Mai An