(Lamdongtv.vn) - Nhờ thu nhập ổn định, nên sầu riêng hiện là loại cây trồng được nhiều nông hộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ưu tiên đầu tư, với 2 hình thức canh tác phổ biến là chuyên canh hoặc xen canh trong vườn café.
Hiện, nhiều diện tích SR ở LĐ, nhất là tại khu vực 3 huyện phía Nam (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) đang trong giai đoạn sau thu hoạch, bà con ND cần có giải pháp đầu tư, chăm sóc cây trồng khoa học và hợp lý
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI
Những năm gần đây, thu nhập từ loại cây ăn trái này hết sức khả quan: dao động từ vài trăm đến hàng tỷ đồng/ha/năm, tùy vào năng suất và chất lượng trái ở mỗi nông hộ. Bởi vậy mà ngày càng có nhiều nhà nông đưa sầu riêng vào cơ cấu sản xuất của gia đình mình, với 2 hình thức canh tác chủ lực là trồng thuần hoặc trồng xen trong vườn café.
Do ảnh hưởng của hình thái thời tiết nắng mưa xen kẽ, thậm chí nhiều diện tích bị ngập úng do không thoát nước kịp, nên tình trạng sầu riêng bị các loại sâu, dịch, bệnh gây hại khá phổ biến. Ghi nhận trong tuần qua, hàng ngàn hectars sầu riêng bị xì mủ, thán thư, rầy bông, vàng lá…
Với những diện tích sau thu hoạch, bà con cần cắt tỉa những cành mọc vượt, cành khô, các tán lá dày, cành bị sâu bệnh gây hại nặng. Việc cắt tỉa này nên làm thường xuyên hai tháng một lần, nhằm tạo cho vườn sầu riêng thông thoáng, vừa thuận lợi trong việc chăm sóc sầu riêng. Việc cắt cành, tỉa lá làm giảm tình trạng sâu đục thân, bệnh vàng lá, bệnh nứt thân xì mủ,… Song song đó, bà con cần xử lý tàn dư các loại sâu bệnh sau thu hoạch. Tùy theo thực trạng ở mỗi vườn cây mà có kế hoạch bón phân hợp lý, ưu tiên bón phân hữu cơ thúc đẩy cho cây ra đọt mới, đất tươi xốp hơn.
Thực hiện: Anh Vũ