Tin tức

Lâm Đồng: Diện tích chè giảm mạnh

Thứ năm, 14/09/2023 - 07:03

(Lamdongtv.vn) - Ngoài tơ tằm, ngành sản xuất chế biến chè cũng là một trong những ưu thế của ngành nông nghiệp Lâm Đồng, tuy nhiên, hiện nay diện tích chè trên địa bàn tỉnh đang giảm mạnh do nhiều nguyên nhân. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè tại địa phương

Huyên Bảo Lâm là địa phương có diện tích chè lớn nhất của tỉnh với trên 7.000 ha, hiện nay, mỗi kg chè tươi được doanh nghiệp thu mua cho người dân với giá dao động 7-9 ngàn đồng/kg. Trong khi giá cả phân bón, vật tư, công cán đều tăng, giá chè nhiều năm nay vẫn chỉ dao động quanh mức này cũng là nguyên nhân khiến người nông dân không mặn mà với cây chè. Thu nhập từ cây chè không đảm bảo, người nông dân phải tìm cách trồng trồng xen canh một số loại cây trồng khác thay cho diện tích chè, nhiều nhà thậm chí còn chặt bỏ chè hàng loạt. Thực trạng này đang diễn ra ngày càng phổ biến.

         Theo thống kê, toàn tỉnh Lâm Đồng có 19 chuỗi sản xuất chè với trên 300 hộ liên kết với tổng diện tích 1,6 ngàn ha và sản lượng chè búp tươi khoảng 40 nghìn tấn. Trong lĩnh vực chế biến có 155 doanh nghiệp đầu tư với công suất gần 30 ngàn tấn mỗi năm và 90 cơ sở chế biến chè với quy mô trên 17 ngàn tấn/năm. Từ đầu năm 2023 đến nay, thị trường xuất khẩu chè khá rộng mở, đơn hàng bắt đầu tăng trở lại, nhưng nhà máy này vẫn sản xuất cầm chừng, một tuần chỉ sản xuất 2,3 ngày….vì không có chè nguyên liệu. 

         Theo kế phát triển nông nghiệp toàn diện, trong đó có cây chè, ngành nông nghiêp đề ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển là 10 ngàn ha, sản lượng trên 150 nghìn tấn và đến 2030 sẽ thu hẹp diện tích cây chè xuống 8.000 ha nhưng năng suất tăng lên 154 tạ/ha. Định hướng thu hẹp diện tích sản xuất nhưng tăng hiệu quả về giá trị kinh tế đã được tính đến.
Tuy nhiên với sự sụt giảm nhanh chóng như hiện nay, từ diện tích gần 21.000 ha chè vào năm 2017, đến nay chỉ còn khoảng 11.000ha, ngành nông sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức phải có những giải pháp lâu dài để đảm bảo lợi ích hài h giữa người nông dân và các doanh nghiệp chế biến chè.  

         Không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng cây chè và hướng tới sản xuất sạch, chế biến sạch đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu được cho là một trong những định hướng căn cơ, để ngành chè phát triển bền vững. Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện nay, diện tích chè áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Lâm Đồng là trên 300ha, ước sản lượng trên 6.000tấn. Diện tích sản xuất theo hướng công nghệ cao khoảng 3,5 ngàn ha, chiếm trên 31% tổng diện tích chè của tỉnh.  Hiện nay tỉnh Lâm Đồng cũng đã công nhận 1 vùng chè sản xuất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao với diện tích 376 ha tại huyện Bảo Lâm ./.
Thùy Dương

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa OK