(Lamdongtv.vn) - Hoa cúc là loại hoa ngắn ngày được canh tác phổ biến tại nhiều địa phương trong tỉnh, chủ yếu là thành phố Dalat và các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng. Hiện là thời điểm mà ND tập trung chăm sóc cây hoa cúc cung ứng cho thị trường dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI
Hiện nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 1.360 ha hoa cúc, với nhiều giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau, như: chăm sóc, thu hoạch… Với sự đầu tư ứng dụng dụng công nghệ cao ngày càng hoàn thiện, hoa cúc của ND Lâm Đồng cho chất lượng ngày càng đảm bảo, với năng suất đạt bình quân dao động từ 53.000 đến 55.000 cành/sào. Tỷ lệ hoa đạt loại A chiếm đến 75-80%.
Hiện, toàn hộ diện tích hoa cúc ở Lâm Đồng được trồng trong nhà kính, nên rất thuận tiện cho việc đầu tư, chăm sóc của bà con ND. Tuy nhiên, do thường xuyên luân canh, thời gian cho đất nghỉ giữa các vụ rất ít…, nên nhiều loại nấm bệnh tồn dư trong đất, gây hại cây trồng. Chỉ tính trong tuần qua, tại nhiều nông hộ, hoa cúc bị sâu xanh, sâu khoang, bọ trĩ, rệp các loại, ruồi hại lá, đốm đen, bệnh đốm nâu, bệnh đốm vàng, bệnh héo vàng, héo xanh vi khuẩn, bệnh khô lá, phấn trắng…
Thời điểm này, tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc mà bà con có những giải pháp đầu tư, chăm sóc khác nhau. Điều quan trọng là bà con phải phải thực hiện đúng quy trình chăm sóc, bón phân cân đối, đầy đủ, tránh thiếu phân làm cây còi cọc, thừa cân làm cây bị vống cao. Tùy vào giai đoạn phát triển và loại giống hoa cúc mà việc cung cấp dưỡng chất cho cây có thể điều chỉnh cho phù hợp. Có thể sử dụng các loại chất điều hòa sinh trưởng trong quá trình trồng hoa để cây phát triển nhanh, hoa đạt chất lượng cao và hiệu quả kinh tế khả quan. Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu bệnh. Nhất là với bệnh sọc thân, bà con có thể sử dụng thuốc hóa học để kiểm soát mọi giai đoạn của bọ trĩ, Sử dụng các giống hoa cúc có thể kháng lại tổ hợp virus gây bệnh sọc thân…
Thực hiện: Anh Vũ