(Lamdongtv.vn) - Cũng như nhiều địa phương ở khu vực Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng đang trong giai đoạn nuôi trái. Những tuần gần đây, nhiều vườn cà phê trong tỉnh xuất hiện tình trạng rụng trái non
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng café rụng trái non: rụng do sinh lý, do yếu tố thời tiết. Nhất là trong mùa mưa, nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại làm gia tăng tỷ lệ rụng trái non trên cây cà phê như bệnh vàng lá thối rễ, bệnh nấm hồng, thán thư, rệp sáp hại rễ… Ngoài ra, việc cung cấp dưiỡng chất không đảm bảo cũng là nguyên nhân làm cho café mùa này rụng trái non
Thời điểm này, bà con ND cần thường xuyên thăm vườn để phát hiện, phòng trừ kịp thời sâu bệnh hại, giúp hạn chế rụng trái non. Bón phân theo nguyên tắc "4 đúng, 1 không" (đúng loại phân, đúng lượng, đúng thời điểm, đúng kỹ thuật; không bón đón mưa) để đảm bảo cho cây cà phê hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất, hạn chế được sự thất thoát, tăng hiệu quả sử dụng, đây là cơ sở khoa học của việc tiết kiệm chi phí đầu tư phân bón. Để tăng hiệu quả sử dụng phân bón, ND có thể chia lượng phân hóa học bón nhiều lần trong mùa mưa, mỗi lần cách nhau khoảng 20 – 25 ngày. Khi gặp điều kiện thời tiết bất thuận như khô hạn kéo dài, mưa dầm, nên bổ sung dinh dưỡng cho cây cà phê bằng hình thức phun qua lá để hạn chế rụng trái non (nên dùng các loại phân bón lá chuyên dùng). Nồng độ, kỹ thuật phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, cần tiến hành cắt tỉa cành, tỉa chồi vượt kịp thời để bộ tán cây cà phê thông thoáng, hạn chế sự sinh sôi, phát triển của các đối tượng sâu bệnh hại, giúp cây cà phê tập trung dinh dưỡng để nuôi trái, giảm tỷ lệ rụng trái non, giúp hệ cành dự trữ sinh trưởng khỏe, đảm bảo năng suất cao, ổn định vào các năm sau.
Thực hiện: Anh Vũ