(Lamdongtv.vn) - Trong những năm qua, mặc dù Ngành chức năng, chính quyền địa phương đã xây dựng nhiều giải pháp để tuyên truyền, nhắc nhở, đồng thời có chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm liên quan đến lĩnh vực bảo đảm môi trường trong chế biến cà phê
tuy nhiên tình trạng vi phạm môi trường vẫn tiếp tục tái diễn, đặc biệt là vấn đề đổ võ cà phê, thải từ khói, nước chưa xử lý trong quá trình chế biến cà phê..
… Khói bụi, nước thải! Các chất phụ phẩm trong quá trình chế biến cà phê không qua xử lý được một số doanh nghiệp trực tiếp xả thải ra môi trường, sông suối, trên các tuyến đường đó là thực tế đang diễn ra tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, điều này đã gây mối nguy hại lớn cho xã hội, khiến cho cuộc sống của nhiều hộ dân trở nên đảo lộn! Mặc dù trong thời gian qua các ngành chức năng đã thường xuyên tăng cường nhiều giải pháp, thế nhưng việc tình trạng gây ô nhiễm môi trường vẫn chưa được xử lý triệt để.
Công việc chính là trồng cà phê, chăn nuôi gia cầm và sản xuất nông nghiệp nhỏ lẽ, tuy nhiên mấy năm trở lại đây việc sản xuất, chăn nuôi của hộ gia đình này ở xã Mê Linh, huyện Lâm Hà trở nên khó khăn hơn khi đàn vật nuôi liên tục bị bệnh, chết dần do khói bụi và nước thải được xả từ một Nhà máy chế biến cà phê sát bên.. Không chỉ khó khăn trong sản xuất, chăn nuôi mà cuộc sống cũng trở nên đảo lộn khi từng ngày phải hít, ngửi khói bụi.
Thống kê tại khu vực nhà máy chế biến cà phê này do không chịu được vấn đề ô nhiễm khói bụi nên đã có nhiều hộ phải chấp nhận bán rẻ đất và nhà để tìm kiếm chỗ định cư mới.
Theo Ngành chức năng địa phương nguyên nhân khiến cho việc vi phạm pháp Luật bảo vệ môi trường diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp vẫn cọi nhẹ công tác bảo đảm môi trường là do chế tài, mức xử phạt hiện hiện nay còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Bên cạnh đó chi phí đầu tư cho một hệ thống xử lý môi trường khá lớn, do đó một số doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận nộp phạt để sau đó tiếp tục tái phạm xả thải ra môi trường, giảm bớt chi phí sản xuất. Ngoài ra có một số trường hợp gây ô nhiễm môi trường, nhưng hậu quả không xảy ra ngay lập tức, mà một thời gian dài sau đó, thậm chí sau nhiều năm mới bộc lộ.
Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có gần 100 doanh nghiệp và gần 400 hộ cá thể có hoạt động thu mua, chế biến cà phê. Trong đó chế biến cà phê nhân trên 30 doanh nghiệp với công suất chế biến khoảng 280.000 – 300.000 tấn; 15 công ty hoạt động chế biến ướt cà phê tham gia xuất khẩu với sản lượng 48.400 tấn/năm, 58 doanh nghiệp, cơ sở chế biến cà phê bột với tổng công suất đạt khoảng 1.650 tấn. Phát triển công nghiệp chế biến, tập trung vào các ngành mũi nhọn như công nghiệp chế biến Cà phê, chế biến chè, hạt điều, rau hoa, củ quả, dược liệu và nhiều sản phẩm vật khác nhằm nâng cao giá thành sản phẩm, xây dựng ngành công nghiệp chế biến của địa phương trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn mang tính bền vững. Tuy nhiên dưới nhiều gốc độ hiện nay thì công tác quản lý, kiểm soát, xử lý các hoạt động vi phạm Luật bảo vệ môi trường hiện nay vẫn đang là một bài toán khó.
Rõ ràng, bên cạnh việc tuân thủ các quy định về môi trường, nâng cao ý thức của các doanh nghiệp trong công tác bảo đảm môi trường, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đó là điều kiện để giúp Ngành công nghiệp chế biến của địa phương nói chung, trong đó có lĩnh vực chế biến cà phê ngày càng phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường sống trong lành./.
Hoàng Ái