Tin tức

Dự báo nông vụ

Thứ năm, 23/01/2020 - 14:21

(Lamdongtv.vn) - Niên vụ 2019-2020, diện tích café được canh tác trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là gần 175.000 ha. Phần lớn diện tích nói trên đang trong giai đoạn thu hoạch

NHÀ NÔNG QUAN TÂM
Niên vụ 2019-2020, diện tích café được canh tác trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là gần 175.000 ha. Phần lớn diện tích nói trên đang trong giai đoạn thu hoạch. Tuy vậy, tình trạng café bị bọ xít muỗn, khô cành, khô quả v.v. vẫn còn xuất hiện tại nhiều khu vực trong tỉnh, đặc biệt là trên những diện tích mà nhà nông lơ là trong khâu thăm vườn, chăm sóc cây trồng trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua. 

GIẢI PHÁP CẦN TRIỂN KHAI
Với những diện tích café đã được thu hoạch xong, bà con cần nhanh chóng tiến hành tỉa cành, tạo tán. Giải pháp này sẽ giúp kích thích cây nhanh phục hồi và phát triển cành thứ cấp, phân hóa mầm hoa. Tỉa cành tạo tán giúp cho cây được cân đối, phân bố đều ánh sáng và các cành mang quả, để thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch và để cây được thông thoáng giúp cây hạn chế được sâu bệnh. Bà con nên chọn thời điểm nắng ráo để cắt tỉa: những cành chết, cành khô, bị sâu bệnh; Cành già, cành bị dị dạng, còi cọc, nhỏ yếu, hoặc cành mọc sát hay đụng đất. Cành tăm, các chồi vượt, chồi nằm sâu trong tán lá, cành mọc ngược, mọc thẳng đứng, hay chen chúc nhiều cành trên cùng 1 đốt. Những cành đã cho quả hầu hết ở các đốt và chỉ còn chừa một số đốt ở ngọn, mà cành thứ cấp đã bắt đầu phát sinh thì nên cắt bỏ đoạn phía ngoài, để cây tập trung nuôi cành thứ cấp sẽ mang trái.

Sau đó, bà con cần bón phân cho cây. Sau một năm mang quả, cây cà phê đã tích trữ trong quả, hạt một lượng dinh dưỡng rất lớn. Cây cà phê sau khi thu hoạch xong sẽ bị mất đi phần lớn dinh dưỡng, làm cây suy kiệt. Vì thế việc bón phân cung cấp dinh dưỡng kịp thời để cây phục hồi tốt, chuẩn bị cho lần ra hoa vụ sau rất quan trọng. Bà con nên sử dụng phân vi sinh hoặc phân hữu cơ, phân chuồng đã ủ hoai bằng Nấm đối kháng Trichoderma để giúp đất tơi xốp, gia tăng các hệ vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, hạn chế tuyến trùng và những nấm bệnh gây hại có trong đất. Bón phân bằng cách rải phân xung quanh gốc (không rải sát gốc hay bón trực tiếp vào gốc), có thể trộn phân bón với đất và vun thành bồn ở gốc cây giống như hình chóp nón, và tạo rãnh xung quanh mép tán cây cà phê để bón phân, chiều rộng của rãnh sẽ thay đổi theo độ rộng của tán cây. Chiều sâu của rãnh từ 30 – 40 cm, rộng khoảng 30 cm và chiều dài thì tùy theo chiều rộng của tán. Việc tạo rãnh để phân bón không bị rửa trôi và có thời gian chuyển hóa dần các chất dinh dưỡng để cây.
Thực hiện: Anh Vũ

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa