Tin tức

Thách thức hội nhập với ngành chăn nuôi

Thứ tư, 04/03/2020 - 09:07

​Chăn nuôi là một trong số những ngành phải đối mặt với thách thức khi hội nhập. Đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia ký kết một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA với liên minh Châu Âu

Để không bị thua ngay trên sân nhà, yêu cầu đặt ra cho ngành chăn nuôi là phải có những giải pháp mang tính căn cơ.
 
Hiệp định EVFTA sau khi có hiệu lực thực thi, các nước EU ngay lập tức sẽ dỡ bỏ 85,6% số dòng thuế giúp tăng năng lực cạnh tranh cho trên 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, rất nhiều sản phẩm xuất khẩu, trong đó có nông sản sẽ được hưởng lợi từ hiệp định này. Ở chiều ngược lại các sản phẩm chăn nuôi trong nước cũng sẽ vấp phải sự cạnh tranh rất khốc liệt trước các sản phẩm nhập khẩu từ EU.
 
Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn : Các nghiên cứu đều thấy là đây là những cái nước mà họ có cái sản xuất và cái khả năng xuất khẩu rất là mạnh đối với một cái ngành mà cái thị trường lớn như Việt Nam có cái sức hút đối với họ thời gian tới cái thách thức lớn nhất là chúng ta có thể chịu một số cạnh tranh rất là mạnh từ những khi mà chúng ta giảm thuế quan 
 
Cụ thể, theo cam kết tại EVFTA, Việt Nam sẽ ngay lập tức xoá bỏ 31,82 % số dòng thuế nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi từ EU; 6 dòng thuế áp dụng hạn ngạch, chủ yếu là gia cầm.Về trung và dài hạn các sản phẩm như thịt gia súc, sữa và sản phẩm từ sữa sẽ là những sản phẩm có sự cạnh tranh lớn. Trong khi quy mô nhỏ lẻ, giá cả và chất lượng đang là những điểm yếu của ngành chăn nuôi nước ta. Đồng thời, vẫn còn nhiều rào cản về cơ chế chính sách đối với các nhà đầu tư trong nông nghiệp.
 
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chị cục trưởng Chi cục Thú y và Chăn nuôi TP Hà Nội : Chăn nuôi nhỏ lẻ nó dẫn đễn các cái hệ lụy đó là cái giết mổ hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều giết mổ nhỏ lẻ cái thứ hai nữa là nếu như cái dịch bệnh xảy ra thì chủ yếu lại tập trung ở cái chăn nuôi nhỏ lẻ cho nên tới đây thành phố Hà Nội đã và đang tập trung giải quyết những cái tồn tạo đó 
Ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần T&T 159 : cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là ngành nông nghiệp, như bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phải có những chỉ đạo quyết liệt hơn để cho các cái cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương cũng phải vào cuộc đặc biệt là những cái tỉnh mà họ đang có thế mạnh 
 
Mặc dù vậy, theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chăn nuôi trong nước vẫn có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường EU - một thị trường khó tính và có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm.
Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : chúng ta cũng phải thấy rằng là bây giờ tập trung cho những doanh nghiệp lớn có công nghệ cao và có đội ngũ cũng như có tiềm lực đi trước và tạo được cái sức lan tỏa trong cái hợp tác xã trong cái doanh nghiệp vừa và nhỏ ấy vậy là chúng ta có một cái lộ trình để chúng ta thực hiện được các sản phẩm nông sản vào những thị trường của Châu Âu
 
Theo Bộ Công thương, năm 2019 xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU đạt 41,5 tỷ USD. Còn xuất khẩu từ thị trường EU vào Việt Nam đạt 14,9 tỷ USD.
Trong đó, các sản phẩm chăn nuôi như sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt lợn nhập khẩu từ EU vào Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, dự báo sẽ còn tăng nhanh khi thuế quan giảm về 0%. Đây là một thách thức rất lớn với ngành chăn nuôi./. 
Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Đà Nẵng : làm mới điểm đến đón khách mùa cao điểm hè

(Lamdongtv.vn)- Chuẩn bị vào mùa cao điểm du lịch hè, các địa phương có thế mạnh về du lịch đang nỗ lực nâng cấp điểm đến, làm mới sản phẩm và tăng cường quảng bá xúc tiến để thu hút khách trong nước và quốc tế. Trong đó, thành phố biển Đà Nẵng dự kiến tiếp tục là tâm điểm mùa hè năm nay với chuỗi hoạt động, sự kiện và sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa