Tin tức

Dự báo nông vụ

Thứ ba, 14/07/2020 - 09:13

(Lamdongtv.vn) - Thời gian qua, Bệnh chết nhanh đã gây hại nhiều vườn tiêu trong tỉnh. Diện tích bị hại tập trung tại các huyện: Đạ Huoai, Đức Trọng…, tỷ lệ hại nhiều nơi lên đến 34%

GIẢI PHÁP CẦN TRIỂN KHAI
Khi cây hồ tiêu bị chết nhanh, triệu chứng thường gặp là: Đầu chóp rễ bị biến màu, có màu nâu nhạt hay màu nâu thấm nước, sau chuyển màu nâu đen. Rễ bị thối và không cung cấp đủ nước, dinh dưỡng cho cây; Lá héo rũ nhanh, mép lá hơi co lại và trở nên vàng trước khi rụng. Sau khi lá rụng, quả bắt đầu nhăn nheo và khô đi; Mạch dẫn của cây bị bệnh thường bị thâm đen. Có thể gây héo từng nhánh hoặc toàn cây. Nguyên nhân chính là do mưa lớn kéo dài, không có hệ thống thoát nước tốt làm rễ tiêu bị thối, nấm bệnh Phytophthora spp có sẵn trong đất xâm nhập gây nên. Loài nấm này tấn công ở bộ rễ và phần thân nằm trong đất của cây tiêu, khiến các mầm ngừng phát triển, lá chuyển màu xanh nhạt rồi biến thành màu vàng và rụng, phần dây thân trên mặt đất chết khô.
 
Cây tiêu chết rất nhanh, từ khi thấy triệu chứng lá bắt đầu héo đến khi cây chết chỉ từ 1 - 2 tuần, cây tiêu chết khô nhưng các thân dây chính vẫn bám trên trụ. Không chỉ gây chết nhanh mà bệnh này còn lây lan rất nhanh, đặc biệt là ở những vườn thoát nước kém.
Để quản lý đối tượng này, bà con ND cần bón phân cân đối đặc biệt là phải bón phân chuồng hoai mục để tăng độ tơi xốp cho đất cũng như cung cấp hệ vi sinh vật có lợi với lượng 25 - 30 kg/nọc và bón đủ đạm, lân, kali, bổ sung thêm phân bón qua lá theo từng thời kỳ sinh trưởng để đảm bảo lượng dinh dưỡng đa lượng, vi lượng cho cây. Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để ủ phân chuồng là tốt nhất. Không xới xáo mặt đất vùng rễ cây khi trời mưa. Làm rãnh thoát nước tốt, tránh không để vườn bị úng. Kịp thời trừ rệp sáp, tuyến trùng hại rễ.
Thực hiện: Anh Vũ

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa