Chăn nuôi có vai trò quan trọng trong chính sách đảm bảo an ninh lương thực. Trong giai đoạn vừa qua ngành chăn nuôi về cơ bản đã đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cho thị trường trong nước và đang gia tăng giá trị xuất khẩu
Tuy nhiên, hiện ngành chăn nuôi đang tồn tại không ít bất cập và cần phải đặt ra các nhiệm vụ dài hạn có tính bền vững.
Trong giai đoạn 2008-2018, nhiều lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam đã đạt được vị thế cao, như: chăn nuôi lợn đứng vị trí thứ 5 về đầu con; đàn thuỷ cầm đứng thứ 2 thế giới; năng suất bò và sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đứng số 1 Đông Nam Á,...Tuy nhiên, chăn nuôi nước ta vẫn là nông hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số: công tác kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và môi trường vẫn còn nhiều bất cấp; sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết còn chiếm tỷ trọng thấp..
Giai đoạn tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông đặt ra mục tiêu đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi nước ta thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực. Sản phẩm chăn nuôi đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu. Đến năm 2040, chăn nuôi Việt Nam là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và được công nghiệp hoá ở tất cả các khâu. Đồng tình với mục tiêu trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, Bộ NN&PTNT cần xây dựng hoàn thiện chính sách, thể chế về đất đai, vốn, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, thị trường,…để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững./.
Tin từ phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng