Tin tức

Khôi phục nghề trồng chè truyền thống An Bằng để xây dựng sản phẩm OCOP

Thứ sáu, 18/09/2020 - 06:24

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, từ một sinh viên ra trường đi làm ăn xa, Ngô Văn Chi đã quay trở về lại quê hương để thành lập Hợp tác xã Đại Thanh Phát

Với cách làm sáng tạo, Ngô Văn Chi đã đưa cây chè truyền thống ra thị trường khu vực, góp phần làm sống lại nghề trồng chè cho bà con nông dân ở vùng đất gian khó của xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc.
Vườn chè của gia đình ông Phạm Hùng Anh xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc. Nhiều cây chè đã mấy chục năm tuổi. Ông  xem như là tài sản vô giá, bởi cây chè mang tên An Bằng đã gắn bó với gia đình ông qua nhiều thế hệ. 
Ông Phạm Hùng Anh cũng như nhiều nông dân khác ở vùng trồng chè như vừa được thổi thêm luồng sinh khí mới, có thêm động lực để phát triển cây chè khi mà Hợp tác xã Đại Thịnh Phát do thanh niên Ngô Văn Chi đứng ra thành lập để đầu tư, xây dựng thương hiệu chè An Bằng. HTX Đại Thịnh Phát có 7 thành viên, được thành lập từ đầu năm 2019. Với vai trò làm giám đốc Hợp tác xã, anh Ngô Văn Chi luôn mày mò, hỏi hỏi kinh nghiệm, đồng thời không ngừng sáng tạo để tìm ra hướng đi mới cho sản phẩm chè An Bằng. Từ chỗ nguyên liệu bị phá bỏ, mai một dần, hợp tác xã đã vận động người dân khôi phục lại vườn chè bằng cách hỗ trợ cây giống, hướng dẫn kỹ thuật chăm bón, đồng thời bao tiêu sản phẩm cho nông dân. 

Trước đây, sản phẩm chè An Bằng chủ yếu là chè tươi phục vụ cho các chợ nông thôn ở địa phương. Từ khi hình thành, hợp tác xã vẫn giữ cách thức chế biến sẩm theo kiểu thủ công truyền thống là giả nát, ủ và phơi khô, đồng thời HTX đã đầu tư máy trộn, máy sấy để nâng cao năng suất. Ngoài ra, anh Ngô Văn Chi còn xây dựng cả khu vườn ươn cây giống với quy mô hàng chục nghìn cây. Mặc dù mới hình thành trong thời gian ngắn, song hoạt động của Hợp tác xã đã có những tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nguồn nguyên liệu đã phát triển dồi dào. Hiện đã có 15 hộ dân chuyên canh sản xuất cây chè, mỗi hộ từ 5 sào đến 1 hecta trồng chè. Bên cạnh đó, nhiều diện tích nhỏ lẻ khác cũng được người dân chuyển sang trồng chè để cung cấp ổn định cho hợp tác xã. Đến thời điểm này, sản phẩm chè An Bằng đã có chỗ đứng trên thị trường. Điều đặc biệt là việc khôi phục, phát triển nghề trồng chè truyền thống cũng đã góp phần vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Hợp tác xã Đại Thạnh Phát của những thanh niên sáng tạo, nhiệt tình, đầy tâm huyết, với quyết tâm khởi nghiệp trên vùng đất khó, họ đang phấn đấu để hình thành những sản phẩm sạch từ cây chè truyền thống An Bằng, đồng thời xây dựng trở thành sản phẩm Ocoop. Thanh niên Ngô Văn Chi trở thành điển hình khởi nghiệp trong thanh niên ở địa phương ./. 
Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa