Tin tức

Bảo vệ, phát triển nhãn hiệu “Hồng Đà Lạt”

Thứ năm, 08/10/2020 - 10:55

Lamdongtv.vn - Hồng là loại cây ăn quả được trồng nhiều tại thành phố Đà Lạt và các huyện lân cận như: Đơn Dương, Lạc Dương. Hồng giòn và hồng dẻo sấy khô rất được du khách ưa chuộng

Tuy nhiên nhiều năm qua loại trái cây này vẫn chưa thực sự có chỗ đứng vững chắc trên thị trường vì chưa được xây dựng thương hiệu.Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Dự án Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”, UBND TP Đà Lạt đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp văn bằng bảo hộ độc quyền. Từ nay trái hồng Đà Lạt sẽ có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường và nông dân trồng hồng sẽ an tâm gắn bó với cây  hồng lâu dài hơn.

      Trước đây vào thời điểm tháng 8, tháng 9 như hiện nay, có những vụ mùa nông dân trồng hồng lao đao vì rớt gía do tính thiếu ổn định của đầu ra. Chưa hết khó khăn, người trồng hồng ở Đà Lạt và các vùng lân cận lại đối mặt với một khó khăn khác là trên thị trường xuất hiện sản phẩm hồng nhập khẩu từ Trung Quốc làm cho chỗ đứng của quả Hồng càng lung lay khi người tiêu dùng khó phân biệt đâu là hồng Đà Lạt, đâu là hồng nhập khẩu. Trước nguy cơ người dân quay lưng với cây hồng vì sự bấp bênh của thị trường, sản xuất không hiệu quả, UBND thành phố Đà Lạt đã đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ nhãn hiệu độc quyền “Hồng Đà Lạt” để làm cơ sở pháp lý và cũng để gỡ khó cho người trồng hồng. 
       Với những nỗ lực tự phía chính quyền và sự hợp tác của nông dân nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt” đã được xây dựng thành công, nhãn hiệu được cấp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm trái hồng trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, trong đó, gồm các loại được trồng phổ biến như:  hồng trứng, hồng vuông ông Đồng, hồng Tám Hải, hồng chén, hồng Fuju… Ngoài các sản phầm hồng ăn trái tươi hay còn gọi là hồng ngâm thì hồng qua chế biến như hồng sấy, hồng khô công nghệ Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là thị trường được người trồng hồng Đà Lạt hướng tới. Có được nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt” đã giúp loại trái cây này có sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường của các nước khác.
       Ngoài diện tích hồng trên địa bàn thành phố, Đà Lạt cấp cả quyền sử dụng nhãn hiệu cho các cá nhân, doanh nghiệp trồng, sản xuất kinh doanh hồng các vùng phụ cận như Lâm Hà, Lạc Dương, Đơn Dương, nhằm mở rộng thương hiệu “Hồng Đà Lạt” với diện tích   Cây hồng cũng dẫn được bà con nông dân chú ý chăm sóc hơn, thay vì trước đây xem cây hồng chỉ là cây thu vụ trong suốt niên vụ bên cạnh những cây trồng xen, nhờ vậy vậy chất lượng, mẫu mã trái hồng cũng ngày được nâng cao và đặc biệt là nông dân hướng đến sản xuất hữu cơ.
        Có thể nói xây dựng, bảo vệ thành công nhãn hiệu “Hồng Đà Lạt” là một bước tiến quan trọng, mở ra cho loại trái cây đặc sản này vươn ra thị trường cả nước và xa hơn là thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để cây hồng thực sự phát triển và phát huy tốt thương hiệu, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập thì cần có sự hỗ trợ hơn nữa từ các các ngành chức năng trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ kỹ thuật canh tác, kỹ thuật sơ chế, bảo quản và xúc tiến thương mại cho nông dân, cho các cá nhân, doanh nghiệp chế biến quả hồng. Từ đó sẽ giúp người trồng hồng thay đổi quy trình canh tác, lựa chọn giống hồng phù hợp để mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập từ cây hồng – loại cây ăn quả đặc sản của Đà Lạt – Lâm Đồng./.  

Thùy Dương

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

TT OK Quảng cáo trang nội dung, cột giữa