(Lamdongtv.vn) - Hiện, toàn tỉnh Lâm Đồng có trên 2.100 ha hồ tiêu. Phần lớn diện tích nói trên đang trong giai đoạn nuôi trái non. Tuần qua, hàng chục ha tiêu, chủ yếu là ở 2 huyện: Đạ Huoai, Đức Trọng bị chết nhanh, tăng trên 16ha so kỳ trước
GIẢI PHÁP CẦN TRIỂN KHAI
Để quản lý đối tượng chết nhanh, bà con cần lưu ý các vấn đề sau :
- Trồng hồ tiêu với mật số vừa phải, không nên trồng dày, xén tỉa phần cành nằm sát mặt đất khoảng từ 20 đến 30 phân, có thể quét dung dịch Bordeaux 10% và vôi vào phần thân tiêu gần mặt đất, nhằm hạn chế tối đa sự xâm nhập của mầm bệnh với cây trồng.
- Trồng cây con sạch bệnh, tuyệt đối không lấy hom trong vườn tiêu đã bị bệnh chết nhanh, đất trong bầu mới phải được xử lý bằng nhiệt độ, formol (phọt – môn)… để trừ tuyến trùng và mầm bệnh…
- Hạn chế gây vết xước, vết thương cho rể, thân… Nấm gây bệnh sống trong môi trường đất thường xâm nhập vào cây qua các vết thương khi chăm sóc hoặc do tuyến trùng và côn trùng chích hút như rệp sáp … điều kiện ngoại cảnh như gió mạnh làm dây tiêu cọ sát với cây choái , đặc biệt cây có gai ở thân như vông nem dẫn đến cây bị lan truyền mầm bệnh.
- Tuyệt đối không để đọng nước, nhất là khoảng thời gian giữa và cuối mùa mưa. Nếu khu vực canh tác có nền đất thấp phải lên mô để trồng.
- Bón phân đầy đủ và hợp lý giúp nâng cao khả năng tiêu chống chịu bệnh tốt hơn, nên chú ý bổ sung magie và vôi. Phân hữu cơ hoai mục cũng rất tốt cho tiêu vì ngoài việc cung cấp thêm vi lượng cho cây, trong phân hữu cơ còn có hệ vi sinh vật đối kháng với mầm bệnh và tuyến trùng.
- Thường xuyên để ý thu nhặt lá, cành, rể … cây bệnh trong vườn mang đi tiêu hủy. Vườn tiêu khi đã bị bệnh không nên trồng lại ngay, cần tiến hành xử lý mầm bệnh và chờ trên mới trồng lại
Thực hiện: Anh Vũ