(Lamdongtv.vn) - Tuần qua, hàng chục ha sắn (mì) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, chủ yếu là ở huyện Đạ Tẻh bị khảm lá. Tỷ lệ hại có nơi lên đến gần 44%
GIẢI PHÁP CẦN TRIỂN KHAI
Theo các chuyên gia, để quản lý bệnh khảm lá trên cây sắn (mì), bà con cần chọn giống kháng bệnh, không nhiễm bệnh; Không trồng sắn hoặc cây ký chủ của bọ phấn (cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt, …) ở những vùng đã bị bệnh khảm lá ít nhất một vụ. Đối với những vùng có nguy cơ bùng phát bệnh cần phun trừ bọ phấn bằng thuốc BVTV đặc trị. Khoanh vùng và tiêu hủy nguồn bệnh theo quy trình của Cục Bảo vệ thực vật, áp dụng với các ruộng sắn; Tiêu hủy một phần các ruộng sắn tỷ lệ bệnh < 70% số cây bị nhiễm bệnh, tiến hành nhổ cây bị bệnh (bao gồm cả củ), thu gom và đốt; Tiêu hủy toàn bộ các ruộng sắn tỷ lệ bệnh > 70% số cây bị nhiễm bệnh thì nhổ toàn bộ ruộng, thu gom và đốt. Các ruộng sắn có khả năng thu hoạch thì nhổ toàn bộ cây, tận thu củ còn thân lá phải đem tiêu hủy. Không vận chuyển, trao đổi hom giống và các bộ phận khác của cây khoai mỳ từ những vùng nhiễm bệnh sang vùng chưa nhiễm bệnh để trồng mới và lưu thông đến các vùng khác, địa phương khác. Tuyệt đối không sử dụng hom giống đã nhiễm bệnh khảm.
Thực hiện: Anh Vũ