Tin tức

Chất lượng mắc ca bắt đầu từ cây giống chuẩn

Thứ tư, 16/12/2020 - 09:14

(Lamdongtv.vn) - Cây mắc ca được đưa vào canh tác tại Lâm Đồng đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nhưng cũng không ít nông hộ đầu tư tốn kém nhưng phải chặt bỏ sau một thời gian dài xuống giống,.

Trong những năm gần đây, cây mắc ca được đưa vào canh tác tại Lâm Đồng đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương nhưng cũng không ít nông hộ đầu tư tốn kém nhưng do giống kém chất lượng nên phải chặt bỏ sau một thời gian dài xuống giống, chăm sóc với nhiều công sức bỏ ra. Để khắc phục tình trạng trên, vấn đề cốt lõi  được các nhà chuyên môn đặt ra là  người sản xuất phải lựa chọn được nguồn cây giống mắc ca đạt chuẩn phù hợp với vùng sinh thái và điều kiện canh tác tại Lâm Đồng

Gia đinh ông Mai Văn Hộ xã Hòa Bắc, huyện Di Linh là một trong những nông hộ canh tác mắc ca đầu tiên của Lâm Đồng vào thời điềm hơn 10 năm về trước.  Những cây mắc ca thực sinh được chăm sóc xanh tốt nhưng ra quả ít đã khiến ông lo lắng. May mắn ông đã tìm kiếm và học hỏi được kỹ thuật ghép cải tạo vườn mắc ca thực sinh bằng các chồi giống đầu dòng đạt chuẩn nên chất lượng, sản lượng vườn mắc ca của ông đã được cải thiện đáng kể.
Cũng là một người bắt đầu trồng cây mắc ca từ năm 2009, anh Lưu Quốc Chính xã Hòa Trung đã tìm kiếm, mua những chồi ghép đầu dòng về ghép cải tạo vườn  vườn nhà mình và hỗ trợ nhiều nông hộ trong vùng cải tạo thành công loại cây trồng này.  Khi nhận thấy sản lượng mắc ca chưa có đầu ra ổn định, anh đứng ra thu mua, ứng dụng các kỹ thuật chế biến, xây dựng thành công thương hiệu mắc ca Việt, tìm kiếm đối tác và phát triển thị trường. Anh luôn tâm niệm, muốn có hạt mắc ca chất lượng cao phải bắt đầu từ khâu giống đạt chuẩn cộng với quy trình  sản xuất, chế biến đúng quy trình. Với  những nỗ lực của mình sản phẩm mắc ca Việt của anh đã được công nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
Mắc ca là loại cây lâm nghiệp có thời gian sinh trưởng thu hoạch lên đến 50 năm và thời gian kiến thiết cơ bản lên đến 5 năm. Vì vậy nông dân tốn khá nhiều thời gian đầu tư, chăm sóc mới có thể cho thu hoạch. Do đó, vấn đề lựa chọn nguồn giống rất quan trọng, quyết định hiệu quả canh tác của nông hộ.  Qua thời gian nghiên cứu và khảo nghiệm, các nhà khoa học đã tìm ra một số giống mắc phù hợp canh tác tại  Lâm Đồng mà nông dân có thể sử dụng như: OC, 814, H2, 816, 849, 246,… Điều cốt lõi là bà con cần tìm mua giống tại các đơn vị uy tín được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Công nhận như Him lam mắc ca, mắc ca Việt và một số kinh doanh cây giống đã được cấp phép. Bên cạnh đó, khâu chăm sóc và chế biến cũng cần được áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nhằm cho ra đời hạt mác ca chất lượng cao.

Cây mắc ca có địa bàn sinh thái phù hợp khá hẹp. Lâm Đồng là một trong số ít số tỉnh của cả nước canh tác được mác ca, trong đó tỉnh cũng chỉ quy hoạch phát triên câu trồng này tại một số địa phương như: Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lộc, Đam Rông…Vì vậy nông dân không nên trồng mắc ca một cách tự phát bằng cây giống không rõ nguồn gốc tại các địa bàn ngoài quy hoạch, tránh gây ra những thiệt hại đáng tiếc trong quá trình sản xuất loại cây trồng này.
Mai An

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (1)

Mình muốn trồng khí hậu các tien có thể trồng được không

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa OK