Tin tức

Dự báo nông vụ

Thứ hai, 11/01/2021 - 08:51

(Lamdongtv.vn) - Mùa này, bà con nông dân Lâm Đồng tập trung đầu tư, chăm sóc trên 4.500 ha lúa Đông Xuân. Tuần qua, gần 90 ha lúa ở huyện Đạ Tẻh bị đen lép hạt

GIẢI PHÁP CẦN TRIỂN KHAI
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, thì bệnh do nhiều nguyên nhân của tình trạng trên là do vi khuẩn, nhện gié, bọ xít hôi chích hút... Nhưng, chủ yếu là do nấm, người ta đã xác định có đến trên chục loài nấm bệnh có mặt trên vỏ trấu của những hạt lúa bị đen lép.
Để hạn chế tác hại của bệnh, bà con cần áp dụng đồng thời nhiều giải pháp: Không lấy lúa ở những ruộng đã bị bệnh gây hại nhiều để làm giống cho vụ sau. Trước khi ngâm ủ phải phơi khô, quạt thật sạch để loại bỏ hết những hạt lép lửng (là những hạt mang nhiều mầm bệnh nhất. Bà con nên điều chỉnh thời vụ xuống giống sao cho khi lúa trỗ chín né tránh được thời gian có mưa gió nhiều, thuận lợi cho bệnh tấn công hạt lúa. Bón phân đầy đủ và cân đối giữa đạm lân và kali, không nên để lúa thừa đạm dễ bị bệnh đạo ôn, khô vằn, vàng lá chín sớm... đồng thời cũng không nên để cây lúa thiếu đạm, thiếu dinh dưỡng dễ phát sinh bệnh đốm nâu, tiêm lửa... vì những bệnh này nếu gây hại nhiều cho cây lúa thì cũng sẽ tấn công và gây hại nhiều cho bông lúa gây bệnh lem lép trên hạt. Để chủ động phòng ngừa bệnh lem lép hạt nên phòng trừ tốt những bệnh đã nêu trên trước khi cây lúa bước vào giai đoạn trỗ chín.  Ở những ruộng bị nhiễm phèn hoặc dư thừa xác hữu cơ nên tăng cường thêm vôi và phân lân. Để chủ động phòng ngừa bệnh, ở những vùng thường xuyên bị bệnh gây hại, bà con nên phun xịt hai lần thuốc hóa học vào thời điểm khi lúa bắt đầu trỗ và khi lúa trỗ đều. 
Thực hiện: Anh Vũ

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa