(Lamdongtv.vn) - Vụ Đông Xuân năm nay, toàn tỉnh canh tác gần 5 ngàn ha lúa. Địa bàn canh tác trọng điểm vẫn là các huyện: Đạ Huaoi, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông v.v. Tuần qua, 51 ha lúa tại 2 huyện: Cát Tiên, Đạ Tẻh bị ngộ độc phèn, tăng 8ha so với kỳ trước
GIẢI PHÁP CẦN TRIỂN KHAI
Khi bị ngộ độc phèn, cây lúa lụn dần, bộ rễ có màu vàng nâu, quăn queo, không có rễ mới, vuốt rễ lúa thấy nhám, lá bị vàng và cháy khô ở chóp lá, trên lá có những chấm nâu sét, bị nặng lúa có thể chết.
Để khắc phục tình trạng trên, lúc làm đất trước khi sạ, ba con nông dân cần đánh rãnh phèn để tháo xả phèn. Làm mương phèn xung quanh ruộng để ém phèn những lúc tháo nước. Cần bón vôi và phân lân trước khi gieo sạ nhằm cải thiện độ pH của đất và hạ phèn. Khi lúa bị ngộ độc phèn, cần ngưng ngay bón phân đạm (phân urê). Thay nước mới, tháo xả nước phèn ra khỏi ruộng lúa. Rải vôi cho ruộng lúa với lượng 200kg/ha. Phun phân bón lá có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu phèn, mặn, ngộ độc hữu cơ cho cây lúa để giúp lúa phục hồi nhanh. Theo dõi ruộng lúa từ 3 - 5 ngày, khi nhổ lúa lên thấy ra rễ trắng là việc cứu lúa đã thành công. Tiếp tục bón phân chăm sóc theo quy trình (bón phân urê, DAP, Kali...) cho cây lúa phục hồi.
Thực hiệnh: Anh Vũ