Tin tức

Dự báo nông vụ: Chăm sóc cây khoai tây

Thứ sáu, 28/10/2022 - 07:05

(Lamdongtv.vn) - Hiện, nhiều nông hộ trong tỉnh đang tập trung chăm sóc cây khoa tây vụ Đông Xuân. Những ngày gần đây, biên độ nhiệt nhiều thời điểm thay đổi thất thường, độ ẩm trong đất và trong không khí còn cao… đã làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây.

Với “thiên thời-địa lợi-nhận hòa”, tỉnh Lâm Đồng - trong đó, chủ lực là thành phố Đà Lạt và các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng..., là khu vực trồng khoai tây trọng điểm của cả Miền Nam

Hiện, nhiều nông hộ trong tỉnh đang tập trung chăm sóc cây khoa tây vụ Đông Xuân. Những ngày gần đây, biên độ nhiệt nhiều thời điểm thay đổi thất thường, độ ẩm trong đất và trong không khí còn cao… đã làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây. 
 

 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI
Lâm Đồng là địa phương có lợi thế về sản xuất khoai tây. Khác với nhiều địa phương trong cả nước, nông dân LĐ canh tác khoai tây quanh năm, với tổng diện tích canh tác giao động từ 1.300 – 1.500ha/năm. Trong đó, xã Xuân Thọ (thành phố Dalat) là địa bàn trồng khoai tây chủ lực của tỉnh LĐ. Trung bình mỗi năm, địa phương này canh tác gần 300 ha khoai tây. 
Nhiều nhà vườn thừa nhận, tuy có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư, chăm sóc khoai tây; cộng với đó là kỹ thuật canh tác tiên tiến thường xuyên được cập nhật và chuyển giao đến nhà nông, nhưng do thời tiết có những biến đổi thất thường, cây khoay tây được trồng chủ yếu ngoài trời, nên các loại sâu bệnh gây hại diễn biến phức tạp. Thời điểm này, hàng chục hectars khoai tây bị mốc sương, lỡ cổ rễ; ghẻ cũ, thối ướt củ, sâu đục thân v.v. 
 

 
Mùa này, bên cạnh việc làm đất và chọn giống kỹ càng, bà con nông dân cần trồng khoai tây với mật độ và khoảng cách không quá dầy, lượng giống trung bình từ 830 - 1.100 củ/ha. Với củ nhỏ: cứ 1 m2 trồng 10 củ, cách nhau 17 - 20 cm. Với củ bình thường: 1 m2 trồng 5 - 6 củ, cách nhau 25 - 30 cm. Lượng phân bón bình quân cho 1ha  khoai tây dao động từ 15 - 20 tấn phân chuồng loại mục; Đạm urê: 250 - 300 kg; Lân supe: 350 - 400 kg; Kali clorua: 150 - 200 kg. Tùy thuộc vào chất đất, bà con  có thể điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp. Thường xuyên kiểm tra vườn và tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (như: sử dụng giống kháng bệnh, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, kỹ thuật làm đất, bón phân, luân xen canh cây trồng hợp lý, vệ sinh đồng ruộng...). Dùng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ theo đúng hướng dẫn trên bao bì của mỗi thuốc. Chú ý sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng (tức là đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách và đúng nồng độ, liều lượng).
 

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa OK