(Lamdongtv.vn) - Từ khi được công nhận các làng nghề truyền thống trên địa bàn, hơn 12 năm qua người dân tại làng nghề dâu tằm Đông Anh 5 và Đông Anh 3 thị trấn Nam Ban huyện Lâm Hà đã có nhiều nỗ lực để gìn giữ phát triển kinh tế cho dù giá kén tằm có nhiều biến động, thăng trầm. Trên địa bàn thị trấn có 5 cơ sở ươm tơ dệt lụa, chính sự liên từ sản xuất đến tiêu thụ sản đã góp phần gìn giữ nghề truyền thống của bà con.
Chính sự nỗ lực và tâm huyết ấy, đã góp phần gìn giữ phát triển nghề tằm tơ địa phương ngày càng phát triển, đặc biệt khi giá kén tằm đang ngày một tăng cao thì niềm vui của người dân làng nghề càng nhân lên gấp bội và hăng say làm việc vừa để nâng cao thu nhập vừa giữ gìn truyền thống tốt đẹp của địa phương mình.
Gia đình Ông Nguyễn Văn Hiển ở khu phố Đông Anh 3 đã gắn bó với ngề trồng dâu nuôi tằm hơn 30 năm trôi năm nay. Với gia đình ông gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm một phần gìn giữ nghề trao truyền của gia đình, mặc khác ở vùng đất này rất thuận lợi để phát triển nghề tăm tơ. Có thể nói, sau rất nhiều năm gắn bó với nghề ăn cơm đứng này, chưa bao giờ đình cảm thấy phấn khởi như năm nay, bởi giá kén tằm đạt cao kỷ lục có thời điểm đạt 230 ngàn đồng/kg cũng đồng nghĩa với thu nhập cũng khá giả hơn trước rất nhiều. Bình quân trên 7 sào dâu mỗi đợt gia đình ông Hiển nuôi được 4 hộp tằm con và thu được khoảng 2 tạ kén cho thu nhập từ khoảng 40 đến 50 triệu đồng/tháng.
Trên địa bàn thị trấn Nam Ban huyện Lâm Hà có 2 làng nghề trồng dâu nuôi tằm được công nhận từ năm 2015. Đó là làng nghề dâu tằm khu phố Đông Anh 3 và Đông Anh 5 với hơn 110 thành viên tham gia, với diện tích trên 23 ha. Ngoài ra trên địa bàn thị trấn có 5 cơ sở ươm tơ dệt lụa, chính sự liên từ sản xuất đến tiêu thụ sản đã góp phần gìn giữ nghề truyền thống của bà con. Đặc biệt vệc duy trì mô hình này trong những năm qua không chỉ giúp thêm phần gắn kết cộng đồng, giữ gìn văn hóa mà nó còn giúp người dân làng nghề thuận lợi hơn trong sản xuất và luôn tìm thấy niềm vui trong việc.
Để tiếp tục duy trì và phát triển các làng nghề của địa phương, chính quyền các cấp huyện Lâm Hà bên cạnh khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân thì cũng đang tính tới các cơ chế chính sách nhằm hướng hoạt động của các làng nghề theo hình thức liên kết trong sản xuất, hình thành các tour tuyến tuyến du lịch về với làng nghề để góp phần quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương.
Trong kế hoạch triển khai thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022 -2030, hai làng nghề trồng dâu nuôi tằm ở Thị trấn Nam Ban huyện Lâm Hà được đánh giá là có tiềm năng phát triển mạnh và có sự lan tỏa cần có chính sách hỗ trợ để bảo tồn và phát triển. Với sự yêu nghề và nỗ lực của từng người dân trong làng nghề cộng với sự hỗ trợ của các ngành chức năng sẽ tạo nên sức mạnh cộng hưởng để phát triển sản phẩm tơ tằm tại địa phương cũng như giữ gìn nét đẹp của làng nghề truyền thống./.
Lô Thanh