Tin tức

Phát triển hợp tác xã du lịch nông thôn

Thứ sáu, 03/11/2023 - 08:22

Lamdongtv.vn -Tại Đà Lạt, Viện Phát triển kinh tế hợp tác- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã hoạt động du lịch cộng đồng,

 sinh thái ở các vùng nông thôn khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên” với sự tham dự của 70 đại biểu của Liên minh hợp tác xã và các hợp tác xã các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
 


Những năm gần đây, hoạt động du lịch thông qua hoạt động của các hợp tác xã, trở thành một nguồn sinh kế xóa đói, giảm nghèo tại những vùng nông thôn khó khăn, giúp cải thiện đời sống nông dân. Tuy nhiên, phần lớn hoạtđộng du lịch nông thôn Việt Nam vẫn còn manh mún chưa có chiều sâu, chưa chuyên nghiệp và chưa bền vững.
 

Nhiều mô hình du lịch nông nghiệp HTX đã được khai thác trong nhiều năm nhưng không được đầu tư làm mới, chủ yếu vẫn dựa vào tận dụng tài nguyên tự nhiên, tính liên kết giữa doanh nghiệp lữ hành và các điểm đến cung cấp hoạt động du lịch còn yếu, nguồn nhân lực còn hạn chế, hoạt động quảng bá du lịch nông nghiệp và nông thôn chưa được đầu tư đúng mức, chưa chuyên nghiệp và chưa bài bản..
 

Riêng Lâm Đồng có 25 hợp tác xã hoạt động nông nghiệp gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm tại farm, chiếm tỷ lệ 5.8% trên tổng số hợp tác xã nông nghiệp. Các hợp tác xã có nhu cầu hình thành dịch vụ du lịch cộng đồng, nhưng còn lúng túng trong cách triển khai do hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể trên lĩnh vực này. Các sản phẩm nông nghiệp cũng như du lịch của hợp tác xã chưa đa dạng, chưa hấp dẫn và sức cạnh tranh chưa cao…
 

Trước thực trạng trên, các đại biểu tham dự hội thảo đề xuất các nhóm giải phát triển du lịch cộng đồng như: đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái rừng, tìm hiểu văn hóa bản địa, vui chơi giải trí; tăng cường liên kết để xây dựng biểu trưng và khẩu hiệu du lịch chung cho toàn vùng Tây nguyên; định kỳ tổ chức các đoàn Famtrip, Presstrip nhằm khảo sát, nghiên cứu các tuyến, điểm du lịch mới; bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống; chủ động quảng bá, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Mặt khác tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch mang đậm nét Tây Nguyên; mở rộng liên kết với các tỉnh miền Trung và vùng Đông Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh để kết nối thành các tour, hướng tới thu hút lượng khách quốc tế đến với Tây Nguyên... Đồng thời cần lựa chọn các hợp tác xã có tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái để hỗ trợ nhân rộng mô hình theo đặc thù từng địa phương.
Mai An

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa OK TT