Bên cạnh xét nghiệm chủ động và tiêm vắc xin..... thì áp dụng công nghệ bắt buộc là một trong ba mũi tấn công đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ ra nhằm nhanh chóng kiểm soát được Covid-19
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam cũng sẽ là lĩnh vực nhận được nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên.
Đợt dịch này, số người đến công ty giảm 1 nửa do phải chia lịch luân phiên. Quét mã QR Code, xác nhận thời gian và địa điểm có mặt. Đây là việc đầu tiên mỗi nhân viên công ty này đều phải làm trước khi bắt đầu một ngày làm việc. Còn việc khai báo y tế sẽ là bắt buộc đối với những nhân viên di chuyển từ địa phương khác về Hà Nội.
Theo thống kê của Cục tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông, trung bình mỗi ngày có gần 500.000 bản khai y tế, tăng gấp gần 10 lần so với thời điểm đầu dịch. Đã có gần 34 triệu lượt tải và sử dụng ứng dụng Bluezone. Để đảm bảo việc áp dụng thành công, các phần mềm cần phải dễ dùng và bảo mật dữ liệu cá nhân. ặc biệt, các ứng dụng công nghệ thông tin đã được kết nối tập trung, liên thông dữ liệu- bước phát triển quan trọng.
Ngoài ứng dụng Bluezone phát hiện tiếp xúc gần người nhiễm Covid-19, hệ thống quản lý tờ khai y tế tự nguyện (NCOVI), ứng dụng khai báo y tế cho người nhập cảnh (VHD), sử dụng mã QR lưu lại mốc dịch tễ ; Bản đồ chung sống an toàn với COVID-19; Camera giám sát người được cách ly...là những ứng dụng công nghệ mà Việt Nam đang triển khai đồng thời và phát huy hiệu quả.Nhìn rộng hơn, thành công tại một số nước láng giềng như Singapore, Trung Quốc cũng là minh chứng của việc coi công nghệ là 1 trong những chìa khóa quan trọng giải quyết bài toán phòng dịch hiệu quả ./.
Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng