(Lamdongtv.vn) - Việc tiêu thụ năng lượng sơ cấp năm 2008 tăng lần lượt 84% và 26% so với năm 1990 và 2000 dẫn đến tăng phát thải khí carbon tăng cao, vì vậy cần có các công nghệ carbon thấp trong quy hoạch thành phố
Nằm trong chương trình hợp tác giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và tổ chức Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), tại TP Đà Lạt, các đơn vị tham vấn dự án phổ biến mô hình Carbon thấp đã tổ chức hội thảo về Dự thảo “Chiến lược Đô thị carbon thấp cho thành phố Đà Lạt”. Ông Phạm S cùng các chuyên gia nước ngoài và đại diện các sở ngành, địa phương liên quan đã tham dự.
Theo nhận định của các nhà khoa học, thực tế đô thị hóa trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương APEC sẽ tăng từ 68,5% năm 2010 lên 80,9% vào năm 2050. Đồng thời, việc tiêu thụ năng lượng sơ cấp năm 2008 tăng lần lượt 84% và 26% so với năm 1990 và 2000 dẫn đến tăng phát thải khí carbon tăng cao vì vậy cần có các công nghệ carbon thấp trong quy hoạch thành phố để tăng hiệu quả năng lượng và giảm sử dụng năng lượng hóa thạch.
Tại hội nghị các nhà khoa học đưa ra các giải pháp cụ thể như: sử dụng xe chạy bằng điện và nhiên liệu sinh học; xây dựng cơ sở hạ tầng cho xe không có động cơ và người đi bộ; Hạn chế phương tiện cá nhân; Sản xuất năng lượng mặt trời, tiết kiệm năng lượng phát triển diện tích cây xanh.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phạm S – Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết Lâm Đồng đặt ra mục tiêu, đến hết năm 2025 Thành phố Đà Lạt sẽ được công nhận là thành phố Carbon thấp với các giải pháp chủ yếu như: giảm thiểu ùn tắc giao thông giao thông, quy hoạch phát triển nông nghiệp thân thiện môi trường, đưa nhà kính ra khỏi trung tâm thành phố, phát triển trồng rừng trồng cây phân tán, quy hoạch phát triển công nghiệp phù hợp gắn với bảo vệ môi trường v.v..
Mai An