Tin tức

Khoa học công nghệ: Phát triển tài sản trí tuệ

Thứ năm, 18/05/2023 - 13:39

(Lamdongtv.vn) - Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, tài sản trí tuệ đã trở thành nguồn lực mới cho sự phát triển bền vững của mỗi địa phương.Thực tế cho thấy, khi hàng hóa, nông sản có chỉ dẫn địa lý, được cấp văn bằng bảo hộ, giá trị sẽ cao lên gấp 2-3 lần so với trước đó.

Phát triển với quy mô lớn hơn, nhiều nội dung mới hơn, bảo đảm hỗ trợ tạo ra tài sản trí tuệ, bảo hộ sở hữu trí tuệ, quản lý, khai thác, phát triển tài sản trí tuệ, tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đặt hàng, liên kết, hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học để khai thác, phát triển tài sản trí tuệ, rút ngắn quá trình ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh, phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đó là mục tiêu của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 của tỉnh Lâm Đồng đề ra. 
 


 
Thực tế cho thấy, khi hàng hóa, nông sản có chỉ dẫn địa lý, được cấp văn bằng bảo hộ, giá trị sẽ cao lên gấp 2-3 lần so với trước đó. Vì vậy việc triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn từ năm 2021 – 2030 là cần thiết và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
 

 
Mục tiêu của chương trình đến năm 2025 là tạo lập, phát triển và quản lý chỉ dẫn địa lý đối với ít nhất 02 sản phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh. Xác lập mới và phát triển các nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh. Đăng ký bảo hộ ra nước ngoài từ 02 nhãn hiệu chứng nhận có tiềm năng xuất khẩu. Hỗ trợ ít nhất 02 trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn đăng ký đối với sáng chế, thương mại hóa các sáng chế đã được đăng ký.  Ít nhất 60% sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Hỗ trợ từ 50-80 tổ chức, cá nhân đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp  bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu v.v...Các chương trình hỗ trợ sát với nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng cũng là yếu tố góp nên hiệu quả tích cực ngay từ khi triển khai chương trình. Đơn cử như các sản phẩm OCOP khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được hỗ trợ từ Sở Khoa học – Công nghệ sau khi đã nhận văn bằng bảo hộ. 
 


 
Một điểm nhấn quan trọng trong Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 mà Lâm Đồng chú trọng là hướng tới việc xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể gắn với đăng ký mã số vùng trồng, an toàn thực phẩm, chứng nhận chất lượng và xác thực, truy xuất nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ khai thác. Phát triển các sản phẩm theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị. Đồng thời giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác nhằm khai thác, phát triển giá trị các tài sản trí tuệ.
 
Bên cạnh đó, các trường học trên bàn tỉnh cũng tiếp tục định hướng nghiên cứu khoa học gắn với việc đăng kí bảo hộ sáng chế, thương mại hóa các sáng chế là kết quả nghiên cứu của các dự án, đề tài đã triển khai. Từ các chương trình này, đã góp phần cho sự nghien cứu, phát triển các công trình khoa hoc ứng dụng vào đời sống, nhất là ứng dụng vào nền sản xuất nông nghiệp, công nghiệp của điạ phương…
Với lộ trình, mục tiêu cụ thể, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 sẽ mở ra hướng đi mới, khai thác tối đa hiệu quả tài sản trí tuệ của các chủ thể, góp phần đưa sở hữu trí tuệ thực sự trở thành công cụ hữu hiệu thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Lâm Đồng./.
 

 
Thùy Dương

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa OK