Chương trình đánh giá rủi ro về động đất trên toàn lãnh thổ Việt Nam đặc biệt là các khu vực, công trình trọng yếu. Hiện nay, Viện Vật lý địa cầu đã làm chủ công nghệ quan trắc, báo tin động đất với việc vận hành gần 100 trạm quan trắc động đất trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam gồm hệ thống quan trắc quốc gia và hệ thống quan trắc động đất địa phương.
![](/Images/News/26539/9-2-8-7-491.png)
Viện Vật lý địa cầu cho biết sắp tới sẽ đề xuất lắp đặt các trạm quan trắc trên biển để đảm bảo tính toàn diện về số liệu phục vụ cho Chương trình đánh giá rủi ro về động đất trên toàn lãnh thổ Việt Nam đặc biệt là các khu vực, công trình trọng yếu. Hiện nay, Viện Vật lý địa cầu đã làm chủ công nghệ quan trắc, báo tin động đất với việc vận hành gần 100 trạm quan trắc động đất trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam gồm hệ thống quan trắc quốc gia và hệ thống quan trắc động đất địa phương.
Trong năm 2024 vừa qua, Việt Nam ghi nhận 478 trận động đất có độ lớn dao động trong khoảng từ 2,5 đến 5,0 độ theo thang Mô men trên lãnh thổ và vùng biển Việt Nam.Phần lớn các trận động đất xảy ra tại khu vực Kon Tum. Chủ yếu là hiện tượng động đất kích thích xảy ra do quá trình tích nước của hồ chứa thủy điện tác động lên hệ thống đứt gãy sâu trong lòng đất. Gần đây nhất trận động đất vào đêm mồng 6 Tết, động đất xảy ra tại Chương Mỹ, Hà Nội với độ lớn 2,6 độ richte được đánh giá là trận động đất nhỏ, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Thông tin về các trận động đất có độ lớn M≥1.0 được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời góp phần trong công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, an sinh xã hội và vận hành an toàn các công trình thủy điện, công trình trọng điểm trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam.
PHÒNG THỜI SỰ