Tin tức

Tiện tích lò sấy cà phê

Thứ sáu, 19/06/2020 - 06:57

(Lamdongtv.vn) - Bảo quản, phơi sấy và chế biến sau thu hoạch cà phê có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong lúc đó, mùa thu hoạch loại nông sản này ở Tây Nguyên thường vào mùa mưa nên việc phơi cà phê gặp nhiều khó khăn

Vì vậy việc sử dụng các loại lò sấy cà phê bằng lò đốt là giải pháp tối ưu để đảm bảo chất lượng của loại nông sản.
Gia đình bà Nguyễn Thị Hoa ở xã Tân Văn, huyện Lâm Hà là một trong những gia đình trồng nhiều cà phê trong vùng. Trước đây chỉ phụ thuộc vào những ngày nắng bà mới phơi được cà phê, còn những ngày mưa phải ủ bạt lại khiến hạt cà phê bị mốc rất  nhiều.  Điều này đã gây ra những tốt thất về kinh tế nên từ ngày có lò sấy cà phê, sản lượng cà phê nhà bà đã đạt được giá trị thu nhập cao hơn.
Cà phê Lâm Đồng đã đầu tư nhiều giải pháp để nâng cao năng suất, sản lượng hạt cà phê trên vườn. Nhưng do mùa thu hoạch cà phê cũng chính là bắt đầu mùa mưa nên cà phê Lâm Đồng thường bị tổn thất 30 đến 40%. Vì vậy, đầu tư máy sấy cà phê là hết sức cần thiết. Trước thực tế đó, dự án sản xuất nông nghiệp bền vững đã hỗ trợ nông dân Lâm Đồng 50% kinh phí đầu tư máy sấy cà phê, 50% còn lại các nông hộ đối ứng. Lò sấy cà phê có công suất khoảng 15 tấn cà phê tươi, cho ra lò 3 tấn cà phê nhân mỗi lần sấy. Lò sấy cà phê loại này phù hợp với nhóm hộ gia đình hoặc tổ hợp tác, HTX.
Hiện nay, một số lò sấy cà phê thông thường đang thải ra một lượng khói không nhỏ và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên với sự cải tiến mới, những lò sấy đảo chiều này đã giảm thiểu lượng khí thải. Bên cạnh đó, nhiên liệu để đốt lò sấy chính là vỏ cà phê. Điều này đã giảm hạn chế tối đa rác thải ra môi trường, đồng thời tiết kiệm chi phí cho người nông dân. Vì vậy máy sấy cà phê công suất nhỏ đang là giải pháp tối ưu nhằm góp phần tăng giá trị cho ngành cà phê địa phương.
Mai An

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa OK