Tin tức

Xung quanh đưa dạy thêm là dịch vụ kinh doanh

Thứ ba, 23/06/2020 - 10:32

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất đưa “dịch vụ dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.Vậy có cần thiết hay không, nếu đưa vào luật thì cần có quy định như thế nào để tránh biến tướng, khó kiểm soát ?

 Đề xuất này đang nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Xuất phát từ nhu cầu tự thân muốn học thêm để nâng cao kiến thức nên nhiều học sinh đã tìm đến các trung tâm luyện thi. Rõ ràng mong muốn học thêm là có thật, chính đáng nên nhiều ý kiến cho rằng, việc cấm là không nên và cũng không cấm được. Vì thế, nếu được luật hóa thành dịch vụ kinh doanh sẽ tạo cơ chế pháp lý cho các dịch vụ dạy thêm hoạt động thuận lợi hơn. 

Thầy Nguyễn Văn Cường - Quản lý Trung tâm luyện thi cho biết : Chuyên môn có thể Sở Giáo dục đảm bảo tốt nhưng tài chính và lĩnh vực khác có thể chưa thực sự chặt chẽ ảnh hưởng mức học phí thỏa thuận hay giữa trung tâm này với trung tâm khác hay sự đóng góp của trung tâm về nghĩa vụ thuế đối vưới nhà nước.
Đồng tình đưa dạy thêm thành dịch vụ kinh doanh, tuy nhiên, để tránh hiện tượng những giáo viên dạy thêm không trong sáng tìm mọi cách để đưa “thượng đế” đến với mình khi hoạt động này được hợp thức hóa thì cần phải có quy định thật chặt chẽ.

Bà Văn Liên Na - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội nói : Không cầm được bởi vậy quản lý sao cho sát thực, ví dụ quản lý được điều kiện cơ sở vật chất, được chất lượng giáo viên dạy, nếu đúng theo tự nguyện thầy giỏi học sinh tìm đến

Ông Nguyễn Duy Hững - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đăk Lắk nói : Phải quản lý như có thu thuế có sự giám sát của chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh thì sẽ khắc phục được tình trạng biến tướng, cử tri kiến nghị ký vào đơn tình nguyện cho con đi học, nên cởi mở 
Cùng với điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên thì nếu đưa vào luật cũng cần có chế tài xử phạt đối với việc thực hiện dạy thêm, học thêm trái quy định. Nếu không hoạt động này có thể trở thành điểm tựa để nhiều người hợp pháp hóa hoạt động dạy thêm của mình. Đặc biệt, tăng cường vai trò giám sát của lãnh đạo nhà trường, phụ huynh học sinh và cả xã hội.

Ông Nguyễn Viết Chức – Nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nói : Khi luật hóa thì có quyền hạn và trách nhiệm của những đối tượng liên quan đến luật, quy định dạy trong lớp không hết sau đó dạy tăng cường, thì sẽ bị dẹp bỏ vì vi phạm pháp luật và bị xử lý; học sinh, giáo viên đều có quyền trong đó
 
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình thì cũng có ý kiến cũng phản đối. Bởi lẽ, giáo dục là ngành đặc thù, việc đánh giá chất lượng có phù họp với mức giá hay không theo luật kinh doanh là rất khó. Cùng với đó, nếu việc dạy trên lớp của giáo viên là đúng và đủ thì sẽ không cần đến học thêm. 

Bà Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khóa XII cho biết : Thế hệ chúng tôi học chuẩn không học thêm, thi điểm là thật, chính phủ nên nghiên cứu lại, tại sao giao nhiệm vụ dạy học mà phải đi học thêm, dạy vớ vẩn trong giờ, đi dạy thêm ở nhà, điều đó là không được phép. 
Luật hóa dạy thêm hay không vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, không thể phủ nhận dù cấm hay không cấm thì hoạt động này vẫn tồn tại. Nên đề xuất đưa dạy thêm thành dịch vụ kinh doanh có được luật hóa hay không thì điều quan trọng nhất là hoạt động này cần hướng đến góp phần nâng cao kiến thức, nhân cách cho học sinh. Cùng với đó, cần có sự đổi mới trong kiểm tra, đánh giá học sinh sao cho không còn nặng về điểm số. Chỉ khi đó mới giảm được dạy thêm, học thêm./. 
Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa OK